Axit axetic là gì? Cách bảo quản axit axetic như thế nào?

Axit axetic là hóa chất có tính ăn mòn nên việc bảo quản nó phải được thực hiện đúng cách. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn thực hiện việc đó dễ dàng, và cung cấp các biện pháp an toàn cần thiết trong bảo quản và khi sử dụng.

 

Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng Axit axetic tinh khiết để phục vụ cho phòng thí nghiệm của mình, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. KPTCHEM là nhà cung cấp hóa chất tinh khiết uy tín hàng đầu tại thị trường Việt Nam, sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng cùng giá thành tối ưu nhất.

Giấm ăn là nguyên liệu quen thuộc với mọi người, và nó được tạo thành từ hai thành phần chính gồm nước và axit axetic.

Axit axetic là gì?

Axit axetic (hay acid acetic, acid ethanoic) là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học là CH3COOH, dạng lỏng, không màu và có mùi hăng đặc trưng. Mặc dù là một axit yếu nhưng nó vẫn có đầy đủ các tính chất hóa học của một axit như làm quỳ tím đổi màu thành đỏ; tác dụng với oxit bazơ, bazơ tạo thành muối và nước.

Giấm ăn được xem là dung dịch axit axetic có nồng độ 2-5%, vì vậy nó an toàn để sử dụng. Nhưng trên thực tế acetic vẫn là một hóa chất nguy hiểm, đặc biệt là khi ở dạng tinh khiết (còn gọi là axit axetic băng) vì có tính ăn mòn cao và có thể gây bỏng da.

Acetic acid là một hóa chất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp.
Acetic acid là một hóa chất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp. Ảnh: Google.

Với tính linh hoạt và hiệu quả, đây là một hợp chất có giá trị trong các ngành công nghiệp thực phẩm, hóa chất và dược phẩm. Trong đó, nó được sử dụng nhiều trong một số ứng dụng công nghiệp như: sợi tổng hợp, sơn, chất kết dính, nhựa, thuốc nhuộm, mực, dung môi, chất bảo quản, thuốc diệt nấm mốc, thuốc trừ sâu, chất phủ, chất tạo màu,…

Bên cạnh đó, axit axetic tinh khiết là một hóa chất thí nghiệm quan trọng phổ biến trong các phòng lab phục vụ nhu cầu nghiên cứu và phân tích hóa học.

Ngoài ra, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học và là chất chuyển hóa quan trọng trong cơ thể con người.

Axit axetic có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

Việc tiếp xúc với axit axetic không phải lúc nào cũng gây hại, các tác động xấu đến sức khỏe phụ thuộc vào một số yếu tố như nồng độ, liều lượng, thời gian tiếp xúc,… Trong đó,

- Tiếp xúc ở nồng độ nhẹ: Với dung dịch pha loãng như giấm ăn dùng chế biến thực phẩm, hay các sản phẩm tẩy rửa gia dụng sẽ không gây ra tác động xấu đến sức khỏe. Ở nồng độ cao hơn (dưới 25%) có thể gây ăn mòn.

- Với dung dịch axit axetic ở nồng độ cao hơn sẽ gây nhiều tác hại:

  • Hít phải hơi axit có thể gây kích ứng mắt, mũi và họng, ho, tức ngực, đau đầu, sốt và rối loạn tâm thần. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây tổn thưởng đường hô hấp, nhịp tim nhanh, tổn thương mắt và có thể xảy ra tình trạng tụ dịch trong phổi.
  • Nếu vô tình nuốt phải sẽ gây bỏng miệng và cổ họng ngay lập tức, kéo theo các vấn đề khác như khó thở, chảy nước dãi, khó nuốt, đau dạ dày và nôn mửa, thậm chí có thể nôn ra máu.
  • Tiếp xúc da với dung dịch axit axetic có thể gây đau, bỏng và loét khi tiếp xúc với da. Hoặc gây đau mắt và làm giảm thị giác khi bị bắn vào mắt.

Axit axetic được sản xuất công nghiệp không được sử dụng trong thực phẩm. Nếu sản xuất giấm từ việc pha chế nước với axit axetic công nghiệp thì vừa không có chất bổ cho cơ thể mà người sử dụng mà còn có nguy cơ dẫn đến tử vong cao nếu người pha chế sơ suất hoặc không hiểu biết về kiến thức hóa học.

Cách bảo quản axit axetic an toàn

Cách bảo quản axit axetic an toàn
Là một hóa chất có tính ăn mòn và tính nổ nên CH3COOH có thể được bảo quản trong tủ chống cháy để đảm bảo an toàn. Ảnh: Google.

Bằng cách tuân thủ các hướng dẫn dưới đây, các công ty có thể giảm đáng kể các rủi ro liên quan đến việc bảo quản axit axetic và đảm bảo an toàn lao động.

1. Lưu trữ trong vật liệu phù hợp:

  • Sử dụng các thùng chứa làm từ thủy tinh hoặc nhựa chống hóa chất, như nhựa HDPE (Polyethylene có mật độ cao) hoặc nhựa PTFE (Polytetrafluoroethylene). Tránh sử dụng các thùng chứa kim loại, vì axit axetic có thể gây ăn mòn kim loại.
  • Luôn đảm bảo nắp thùng chứa được đậy kín để ngăn chặn sự bay hơi và tránh tiếp xúc với không khí. Axit axetic có mùi rất mạnh và dễ bay hơi.
  • Với axit axit băng cần được bảo quản trong tủ chống cháy vì nó vừa có tính ăn mòn vừa có thể gây nổ.

2. Ghi nhãn rõ ràng:

Đảm bảo các thùng chứa hóa chất được ghi nhãn rõ ràng với tên của chúng, nồng độ và các thông tin an toàn cần thiết. Lưu ý ngày mở nắp lần đầu và ngày hết hạn (nếu có).

3. Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo:

Bảo quản axit axetic ở nơi thoáng mát, khô ráo, thông gió tốt, tránh xa nguồn nhiệt, nguồn lửa và ánh sáng mặt trời trực tiếp. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản axit axetic là khoảng 15-25°C.

4. Lưu trữ xa các hóa chất khác:

Tránh lưu trữ axit axetic gần các hóa chất không tương thích, như các chất oxy hóa mạnh hoặc kiềm, để tránh các phản ứng hóa học nguy hiểm.

Như vậy, KPTCHEM vừa hướng dẫn bạn cách bảo quản axit axetic. Việc tuân thủ các hướng dẫn trên sẽ giúp bạn bảo quản hóa chất một cách an toàn và hiệu quả, đồng thời đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh.

Làm gì khi tiếp xúc với axit axetic?

Mặc dù ethanoic không mạnh như axit sunfuric hay axit clohydric, nhưng khi tiếp xúc với chất này ở bất kỳ nồng độ nào, điều quan trọng là bạn phải biết cách xử lý để ngăn ngừa những tác động có hại cho sức khỏe.

  • Tiếp xúc với da: Ngay lập tức rửa sạch da trong ít nhất 15 phút và cởi bỏ quần áo bị dính hóa chất. Thoa thuốc làm mềm da lên vùng bị kích ứng.
  • Tiếp xúc với mắt: Tháo kính áp tròng ngay nếu có. Rửa mắt ngay lập tức bằng nhiều nước sạch trong ít nhất 15 phút. Nếu thấy dấu hiệu giảm thị lực cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chăm sóc.
  • Hít phải: Hãy di chuyển ra nơi có không khí trong lành. Bất kỳ dấu hiệu khó thở hay không thở được đều phải cần đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
  • Nuốt phải: Không được gây nôn vì axit có thể trào ngược ra khí quản và khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Nếu nạn nhân bất tỉnh, không được thực hiện bất kỳ biện pháp hồi sức miệng-miệng nào. Hãy nới lỏng quần áo của nạn nhân và đưa nạn nhân đến trạm y tế gần nhất.

 

Online Support
0908 901 955
0909 576 800