KPTCHEM cung cấp nhiều giải pháp xử lý nước thải hiệu quả cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay khi bạn cần xử lý nước thải đạt các tiêu chuẩn môi trường theo QCVN.
Hiện nay, các nhà máy xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các tác nhân gây bệnh, các chất ô nhiễm hữu cơ và các hóa chất độc hại ra khỏi nước thải, giúp bảo vệ môi trường và duy trì sức khỏe con người. Điều đó đã được khẳng định trong nhiều năm qua.
Theo các chuyên gia, nhằm đạt các tiêu chuẩn an toàn trước khi thải ra môi trường hoặc tái sử dụng, nước thải sau khi được đưa vào hệ thống sẽ trải qua các quy trình cơ bản bao gồm: vật lý/cơ học, hóa học, sinh học, bậc ba và khử trùng.

Ảnh mô phỏng HTXLNT sơ cấp và thứ cấp. Ảnh: Briannica.
1. Xử lý cơ học/vật lý
Đây là giai đoạn xử lý sơ cấp để loại bỏ các hạt rắn khỏi nước thải thông qua các quá trình vật lý như sàng lọc, lắng đọng và lọc. Không có hóa chất nào được sử dụng trong quy trình này.
Trong quá trình sàng lọc, các chất rắn có kích thước lớn được loại bỏ khỏi nước thải bằng lưới hoặc song chắn rác. Sau khi sàng lọc, lắng đọng loại bỏ thêm các hạt nhỏ hơn như cát và bùn bằng cách để nước thải nằm trong bể cho đến khi các hạt lắng xuống đáy. Sau đó, lọc được sử dụng để loại bỏ các hạt nhỏ còn lại khỏi nước thải.
Tùy thuộc vào kích thước, tính chất, đặc điểm của nước thải mà lựa chọn công nghệ phù hợp.
2. Xử lý hóa học
Ở giai đoạn này, một số hóa chất sẽ được đưa vào sử dụng nhằm loại bỏ chất gây ô nhiễm khỏi nước thải. Quá trình này bao gồm việc thêm hóa chất vào nước thải để đông tụ hoặc kết tủa tạp chất để chúng có thể được loại bỏ thông qua quá trình lắng lọc.
Những loại hóa chất xử lý nước thải gồm: chất keo tụ và đông tụ, chất điều chỉnh độ pH, chất kiểm soát mùi, chất oxy hóa, chất khử bùn, chất khử bọt,...
Sử dụng hóa chất là cần thiết để loại bỏ chất ô nhiễm và mầm bệnh khỏi nước thải.
3. Xử lý sinh học
Xử lý nước thải sinh học là một quy trình hiện đại trong đó nước thải được xử lý bằng vi sinh vật thay vì hóa chất. Theo đó, các chất hữu cơ được loại bỏ khỏi nước thải. Quá trình này bao gồm việc sử dụng các sản phẩm vi sinh xử lý nước thải, nấm và tảo để phân hủy chất hữu cơ thành các hợp chất đơn giản hơn, ngăn ngừa các tác động bất lợi do xử lý nước thải bằng hóa chất như tích tụ hóa chất hoặc tảo nở hoa. Ngoài ra, bùn hoạt tính cũng là một phần rất quan trọng của quá trình xử lý này.
Xử lý sinh học có thể loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ nhưng không loại bỏ được tất cả các loại chất ô nhiễm như chất tẩy rửa, chất thải mỹ phẩm,…
4. Xử lý nước thải bậc 3

Ảnh mô phỏng quy trình xử lý bậc 3. Ảnh: Britannica.
Thông thường, các hệ thống xử lý nước thải đều có ít nhất 2 quy trình chính gồm sơ cấp (1) và thứ cấp (2), một vài nhà máy hiện đại còn bổ sung thêm quy trình xử lý bậc 3. Nếu như nước thải sau khi được xử lý bằng quy trình (1) và (2) có thể đủ sạch để thải ra môi trường, thì xử lý bậc 3 có thể an toàn để tái sử dụng cho nhiều mục đích hoặc xả thải vào môi trường nhạy cảm như sông ngòi, kênh, rạch.
Theo đó, quy trình xử lý này bao gồm các quá trình như thẩm thấu ngược RO, hấp phụ than hoạt tính và lọc màng.
Xử lý bậc ba đặc biệt hiệu quả trong việc loại bỏ màu nên thích hợp trong xử lý nước thải dệt nhuộm, giất và bột giấy.
5. Khử trùng
Là quy trình cuối cùng của quá trình xử lý nước thải, trong đó bất kỳ mầm bệnh, vi khuẩn hoặc vi-rút nào còn sót lại đều bị tiêu diệt để đảm bảo nước an toàn khi thải ra môi trường. Các phương pháp khử trùng có thể bao gồm clo, tia cực tím và ozone.
Trên đây là những chia sẻ ngắn gọn và các quy trình cơ bản trong hệ thống xử lý nước thải. Nếu cần tìm hiểu thêm về các chủ đề liên quan, đừng ngại liên lạc với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm: Làm sao để khử mùi nước thải?
Bài viết cùng chuyên mục