Công nghệ CCUS - “Chìa khóa” quan trọng trong giảm phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu

Hiện tại, các công nghệ Thu hồi, Sử dụng và Lưu trữ Carbon (CCUS) đang tạo nên xu hướng mới trong xử lý CO2, có lẽ vì chúng phù hợp với việc đáp ứng các mục tiêu giảm thiểu khí nhà kính toàn cầu. Cùng với đó, nhằm hưởng ứng mục tiêu net zero chúng ta nên chú ý nhiều hơn đến việc thu giữ CO2 xung quanh các nguồn ô nhiễm có tỷ lệ phát thải CO2 cao như nhà máy than, xi măng, thép,…

Công nghệ CCUS - “Chìa khóa” quan trọng trong giảm phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu

CCUS là gì?

CCUS (Thu hồi, Sử dụng và Lưu trữ Carbon) là công nghệ loại bỏ lượng CO2 cao phát thải từ các hoạt động công nghiệp thải ra ngoài khí quyển và sử dụng lại chúng một cách hiệu quả. Bao gồm một số phương pháp và công nghệ loại bỏ CO2 khỏi khí thải và khí quyển, tái chế CO2 cho các ứng dụng tiếp theo và xác định các lựa chọn lưu trữ an toàn bền vững.

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), các dự án CCUS đóng vai trò quan trọng để thế giới đạt được các mục tiêu giảm biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó, ông Fatih Birol (giám đốc điều hành IEA) nhận định, công nghệ này đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các giải pháp thay thế năng lượng sạch hơn.

CCUS hoạt động như thế nào?

Lượng khí nhà kính CO2 phát thải từ các nhà máy nhiệt điện nhiên liệu hóa thạch và nhà máy công nghiệp được ngăn chặn lại ngay trước khi chúng được thải vào khí quyển. Các nhà vận hành sẽ đặt một chất hóa học hấp thụ CO2 gần nguồn khí (thường là khí thải từ động cơ đốt trong) giúp dễ dàng “bẫy” được một lượng lớn CO2.

Sau khi được thu hồi, khí nhà kính sau đó có thể được nén và vận chuyển đến nơi phục vụ cho sản xuất công nghiệp như: nhựa dẻo, thức uống có ga,… hoặc đưa vào các cơ sở lưu trữ vĩnh viễn dưới lòng đất.

CCUS chống lại biến đổi khí hậu như thế nào?

Tuyên bố của ông Mohamed Hamel - Tổng thư ký Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt, đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của CCUS trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu: “CCUS là công nghệ then chốt để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Các công nghệ thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon sẽ cần phải trở thành kim chỉ nam trong các nỗ lực đưa thế giới đi đúng hướng để đạt được mức phát thải ròng bằng 0. Mục tiêu net zero sẽ hầu như không thể thực hiện được nếu không có CCUS”.

Như đã đề cập ở trên, khí CO2 phát thải vào khí quyển có thể giảm đáng kể khi sử dụng công nghệ thu hồi CO2 CCUS. Lượng khí nhà kính thu được bằng công nghệ này được sử dụng để tăng cường thu hồi dầu (EOR) nhằm tăng sản lượng dầu, cô lập vĩnh viễn chúng. Bằng cách đó, công nghệ thu hồi khí nhà kính này đóng vai trò quan trọng như “chìa khóa” trong quy trình khử carbon và giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu toàn cầu.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng công nghệ này phải được triển khai trên quy mô lớn trước khi chúng ta có thể thực sự cảm nhận được tác động của nó. Na Uy hiện là một trong những quốc gia tiên phong dẫn đầu toàn cầu về công nghệ CCUS.

công nghệ ccus là gì

Lĩnh vực ứng dụng công nghệ thu hồi CO2 CCUS

Hiện tại, các công nghệ CCUS đang tạo nên xu hướng mới trong xử lý CO2 và có nhiều cách sử dụng khác nhau trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, có thể kể đến như:

  • Sản xuất xi măng, bê tông: Khí thải CO2 thải ra trong quá trình nung đá vôi và đất sét được thu hồi và cô lập trong bê tông đã đông cứng.
  • Sản xuất nhiên liệu: Được sử dụng làm nguồn CO2 cần thiết để sản xuất khí tổng hợp dùng cho sản xuất thêm nhiên liệu phản lực sinh học.
  • Sản xuất hóa chất: CO2 và sinh khối thu được sẽ được chuyển hóa thành các hợp chất chứa oxy như nhựa chức năng cao.

Hiện nay, công nghệ CCUS được xem là yếu tố chủ chốt để thế giới đạt được các mục tiêu môi trường, chống lại biến đổi khí hậu qua việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu đến 1,5oC vào cuối thế kỷ này. Theo dõi KPTCHEM để cập nhật tin tức mới nhất về công nghệ xử lý khí thải mỗi ngày nhé!

 
  • Từ khóa liên quan:
  • công nghệ lưu trữ co2
  • khí nhà kính
  • xử lý khí thải
Online Support
0908 901 955
0909 576 800