Khí thải NOx là gì?
NOx (oxit nito) là tên gọi chung cho nhóm các khí thải oxit nitric (NO) và nitơ dioxit (NO2), là những thành phần quan trọng gây ô nhiễm môi trường và được xếp vào nhóm khí thải cực độc gây tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, khí thải NOx còn góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính và mưa axit.
Khí thải NOx được tạo ra từ đâu?
Khí thải NOx được tạo ra trong mọi quá trình đốt cháy có sự tham gia của nitơ như: hỏa hoạn tự nhiên, động cơ đốt trong của phương tiện cơ giới, các quá trình đốt cháy nhiên liệu từ nhà máy điện và nồi hơi, cũng như các hoạt động sản xuất công nghiệp có nhiệt độ rất cao (ví dụ: trong lò luyện kim).
Phát thải oxit nito tại Việt Nam chủ yếu đến từ giao thông vận tải, hoạt động dầu khí và công nghiệp trên đất liền (ví dụ: công nghiệp điện, vận chuyển hàng hóa, sản xuất hóa chất axit nitric,…). Ngoài ra, tại các hộ gia đình thông gió kém, các thiết bị gia dụng trong gia đình như: bếp gas, lò sưởi gas hoặc củi đốt,… có thể là nguồn phát thải oxit nitơ đáng kể.
NOx có màu gì? NOx có mùi gì?
Theo EPA, NOx thường xuất hiện dưới dạng khí màu nâu, chúng tạo ra màu nâu vàng của sương mù. Trong đó, oxit nitric không màu và bị oxy hóa trong khí quyển để tạo thành nitơ dioxit - một loại khí có tính axit ăn mòn cao và có mùi đặc trưng.
Những tác hại của khí oxit nito đến môi trường và con người
Như đã biết, NOx là một trong những thành phần gây ô nhiễm không khí, tạo ra những tác hại to lớn đến môi trường sống và sức khỏe con người. Theo viện Y tế Công cộng Na Uy, có hơn 4 triệu ca tử vong trên toàn cầu vào năm 2019 là do ô nhiễm từ nitơ dioxit và ôzôn. Tương tự, tại Úc có khoảng 5.000 người chết mỗi năm do ô nhiễm không khí gây ra (theo Tư pháp môi trường Úc - Environmental Justice Australia).
Theo đó, các chuyên gia cũng liệt kê những tác hại của NOx như:
- Gây tổn thương phổi và hệ tim mạch: Theo các chuyên gia, nồng độ nitrogen dioxide tăng cao gây ra những tác hại trực tiếp đến đường hô hấp của con người. Cụ thể, khí thải này gây nhiễm trùng và suy giảm chức năng phổi, làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn, tiếp xúc lâu dài có thể gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và các bệnh về tim mạch. Nếu hít phải không khí có chứa 1% nồng độ NO2 có thể gây tử vong chỉ trong vài phút.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng NOx còn gây ảnh hưởng đến các giác quan của con người, chẳng hạn như làm giảm khả năng hoạt động của khứu giác.
- Ôzôn trên mặt đất tăng cao: gây hại cho thảm thực vật và cây trồng. Những tác hại thường thấy như: gây tổn thương lá, làm giảm hiệu quả của phân bón, cây phát triện chậm, còi cọc, chất lượng và năng suất cây trồng vụ mùa giảm,…
- Mưa axit: Các khí độc SO2 và NO2 được hòa tan trong không khí tạo thành những hạt axit H2SO4, HNO3 hòa lẫn vào nước mưa gây tác hại lớn đến hệ sinh thái và thảm thực vật, có thể dẫn đến cái chết của cá, hình thành các lớp sương mù axit. Sử dụng hoặc tiếp xúc với nước mưa axit gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
- Ngoài tác hại về môi trường và sức khỏe, khí thải NOx còn góp phần gây hư hại chất liệu nhà cửa và các tòa nhà cao tầng thông qua mưa axit và ôzôn trên mặt đất.
Những biện pháp xử lý khí thải NOx hiện nay
Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) từ lâu đã nhận ra những tác động tiêu cực gây ô nhiễm không khí của NOx. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng ban hành các Quy chuẩn quy định mức phát thải cố định cho tất cả các quy trình công nghiệp, đồng thời áp dụng các công nghệ giảm thiểu nồng độ NOx từ việc đốt nhiên liệu phát thải ra môi trường.
Dù NOx là một khí thải độc hại nhưng chúng vẫn được tạo ra hàng ngày để phục vụ cho nhu cầu đời sống và các hoạt động sản xuất. Do vậy, không thể triệt tiêu hoàn toàn chúng mà chỉ có thể kiểm soát lượng khí độc phát thải ra môi trường ở mức độ cho phép, thông qua một số phương pháp xử lý khí thải NOx hiệu quả và đang được sử dụng rộng rãi hiện nay như:
-
Phương pháp hấp thụ khí thải NOx bằng nước, oxy già (H2O2), kiềm (dung dịch soda), silicagel, alumogen, than hoạt tính, hấp thụ chọn lọc sử dụng các dung dịch FeSO4, FeCl2, Na2S2O2 và NaHSO3.
-
Khử NOx ở nhiệt độ cao với chất xúc tác, khử NOx chọn lọc không xúc tác (SNCR), khử xúc tác chọn lọc có chất khử là NH3 (SCR).
-
Phân hủy NOx bằng chất khử dị thể, các chất khử đồng thể và dị thể không có xúc tác.
-
...
Khí thải đang dần trở thành mối đe dọa, gây ra nhiều hệ lụy cho môi trường cũng như sức khỏe của con người. Ngoài những phát thải trong tự nhiên thì một số khí thải như oxit nito và lưu huỳnh (NOx, SOx) là những loại khí thải cực độc - nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính và mưa axit.
Để hạn chế phát thải loại khí này, KPT CHEM cung cấp giải pháp sử dụng các sản phẩm hóa chất xử lý khí thải NOx vào hệ thống tháp xử lý để hấp thụ và loại bỏ, ngăn chặn loại khí độc hại này ra ngoài môi trường. Với nguồn cung ứng các sản phẩm đa dạng và bền vững, KPT CHEM đã, đang và sẽ đồng hành với những khách hàng, đối tác để cùng xây dựng và phát triển mục tiêu sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường.