Axit sunfuric, xút ăn da, hay axit clohidric là những hóa chất tẩy rửa phổ biến được sử dụng để thông tắc cống. Nhưng với acetone, bạn tuyệt đối không nên đổ xuống cống, bồn rửa hoặc bồn cầu. Lý do là vì nó rất dễ cháy nên tiềm ẩn nguy cơ bốc cháy và gây nổ. Bên cạnh đó, nó cũng có thể làm hỏng hệ thống ống nước bằng nhựa và gây ô nhiễm môi trường.
Acetone là gì?
Acetone (hay axeton) là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học là (CH3)2CO. Nó là hóa chất dạng lỏng trong suốt, có mùi hăng, ngọt, dễ bay hơi và dễ cháy, được sản xuất lần đầu tiên vào khoảng 700 năm trước (1300 - 1500 sau Công nguyên). Ngoài ra, hợp chất này cũng được tìm thấy trong cơ thể con người, là sản phẩm của quá trình phân hủy mỡ trong cơ thể và thường có trong máu và nước tiểu, số lượng chất này có xu hướng lớn hơn ở bệnh nhân tiểu đường, phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú và trẻ em. Một số chế độ ăn kiêng, ít carb có thể tạo ra ketosis - một quá trình trao đổi chất tự nhiên xảy ra khi cơ thể không đủ glocose. Kết quả là chất béo dự trữ trong cơ thể được đốt cháy để tạo ra năng lượng, dẫn đến sự tích tụ của các axit gọi là xeton, và axeton là một trong số đó.
Hóa chất acetone có độc không?
Là một trong những nhà phân phối hóa chất hàng đầu Việt Nam, KPTCHEM khẳng định acetone là hóa chất nguy hiểm. Bởi vì:
-
Nó là chất lỏng cực kỳ dễ cháy. Ngoài ra khi bị oxy hóa, aceton peroxide được tạo ra như một sản phẩm phụ, đây là một hợp chất hữu cơ rất không ổn định và là một chất dễ nổ hàng đầu.
-
Gây nhiều rủi ro nếu đổ xuống cống bao gồm việc gây hư hỏng nghiêm trọng cho ống nhựa PVC, tiềm ẩn hỏa hoạn.
-
Là một chất độc hại với môi trường, nó có thể gây nguy hiểm cho con người và các sinh vật sống khác bởi khả năng thấm vào đất gây ô nhiễm và ngộ độc cho thực vật trong như động vật hoang dã. Ngoài ra, không giống như các dung môi hữu cơ khác, acetone không nổi trên mặt nước. Độ hòa tan của nó gây ra nhiều khó khăn trong việc tách khỏi nước, điều đó có nghĩa là rất khó lọc bỏ nếu nó xâm nhập vào nguồn nước.
Một cống nước thải bị ô nhiễm. Ảnh: Internet.
Acetone dùng để làm gì?
Acetone có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất công nghiệp. Trong đó, có thể kể đến như làm dung môi trong mỹ phẩm, phòng thí nghiệm, y tế và trong các sản phẩm gia dụng.
1. Nước rửa móng tay
Một sản phẩm quen thuộc với hầu hết chị em phụ nữ - nước tẩy sơn móng tay. Axeton là thành phần hoạt chất trong sản phẩm mỹ phẩm phổ biến này và được sử dụng để hòa tan sơn móng tay. Tuy nhiên, nó gây ra một tác dụng phụ là làm khô nền móng, khiến chúng yếu và dễ gãy. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải rửa tay sau khi sử dụng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dung dịch này để tẩy vết mực bút bi hoặc bút lông, loại bỏ các vết keo trên đồ dùng, hoặc dùng để làm sạch vết bẩn bám trên giày da.
2. Trong phòng thí nghiệm
Acetone là một dung môi quan trọng trong phòng thí nghiệm hóa học, thường được dùng để rửa cặn và chất rắn trên thủy tinh. Bởi vì tính dễ bay hơi nên nó được sử dụng để làm sạch nước khỏi thiết bị, giúp quá trình sấy khô nhanh hơn. Hơn nữa, chi phí của aceton khá thấp.
Ngoài ra, hợp chất này cũng được sử dụng làm thuốc thử trong quá trình oxy hóa rượu cồn; dùng để theo dõi huỳnh quang; hoặc được sử dụng để tiến hành các phản ứng ở nhiệt độ thấp.
3. Làm mỏng nước sơn
Nếu là người đam mê graffiti trên xe ô tô, hoặc đơn giản là muốn sơn mới lại xế yêu của mình, bạn có thể dùng axeton để hòa tan sơn và keo dán cũ trên xe, đồng thời làm sạch dầu nhớt trước khi sơn lại để xe trông như mới.
4. Loại bỏ vết dầu nhớt trên sàn nhà
Các mảng dầu nhớt loang lỗ trên sàn nhà không chỉ khó coi mà nó còn rất bẩn, trơn trượt và khó làm sạch. Tuy nhiên, việc vệ sinh sẽ dễ dàng hơn bằng cách ngâm mùn cưa với acetone, sau đó rắc lên vết bẩn và dùng túi nilong phủ lên trên. Để yên trong một vài phút để phân hủy dầu và sau đó thẩm thấu vào mùn cưa. Kết quả, vệt dầu nhớt đã được tẩy rửa sạch sẽ.
5. Các ứng dụng khác
Nhiều sản phẩm gia dụng khác có chứa acetone như: thuốc nhuộm tóc, kem chống nắng, khăn ướt, nước đánh bóng đồ gỗ,… Ngoài ra, các nghệ sĩ trang điểm có thể sử dụng hợp chất này để loại bỏ chất kết dính trên da khỏi tóc giả, râu và ria mép, giúp làm mềm phần keo còn lại sau khi sử dụng.
Cách bảo quản hóa chất acetone an toàn
Là hóa chất dễ bay hơi và dễ cháy, thậm chí có thể phát nổ gây ra thiệt hại đáng kể nên việc bảo quản acetone cần phải được thực hiện đúng cách. Để giảm thiểu rủi ro, thùng chứa hóa chất này phải luôn được đặt ở xa các vật liệu dễ cháy, nguồn gây cháy hoặc khu vực có nhiệt độ quá cao.
Bên cạnh đó, sau khi sử dụng nó vào mục đích bất kỳ, bạn cần xử lý acetone hợp lý để ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc, ô nhiễm môi trường và hỏa hoạn. Nếu muốn thải bỏ nó, hãy thực hiện bằng cách:
-
Với lượng hóa chất dư thừa ít, chỉ cần dùng giẻ khô thấm nó và vứt vào thùng rác. Hoặc bạn cũng có thể cho nó vào một chiếc bát nhỏ (cách xa trẻ em, động vật, nhiệt độ cao) và để nó tự bay hơi ngoài trời.
-
Nếu sử dụng ở quy mô công nghiệp, hãy đổ nó vào hộp kín và vứt vào thùng rác thải nguy hại hoặc tại các cơ sở xử lý chất thải nguy hại, và nó sẽ được xử lý.
Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi tin rằng bạn sẽ không bao giờ đổ hóa chất acetone xuống cống, bất cứ khi nào có thể bạn nên tái sử dụng lại nó để tránh lãng phí không cần thiết. Nếu chẳng may cống bị tắc, bạn có thể làm theo các bước hướng dẫn sử dụng nước thông cống an toàn tại nhà.
Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về nhiều loại hóa chất công nghiệp khác, hãy liên hệ ngay cho KPTCHEM theo Hotline: 0964.781.755 để được hỗ trợ nhanh chóng 24/7.