Net zero emission là gì? Giải pháp nào được sử dụng trên hành trình hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0

Net zero emission là mục tiêu giảm lượng phát thải khí thải xuống mức cân bằng (bằng 0). Đây là một trong những mục tiêu quan trọng mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hướng tới để đối phó với biến đổi khí hậu.

 

Trước những tác động ngày một tiêu cực của biến đổi khí hậu, thuật ngữ “ Net zero emission ” đã ra đời và ngày càng được phổ biến hơn trong hành trình ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu. Trong bài viết này, hãy cùng KPTCHEM tìm hiểu Net zero emission là gì? Và những bước đi cần thiết để chúng ta có thể đạt được mục tiêu này nhé!

Net zero emission - Mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0
Net zero emission - Mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0. Ảnh: iStock.

Net zero emission (hay còn gọi là Net Zero - giảm phát thải bằng 0) là một mục tiêu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Trong đó mỗi cá nhân, tổ chức, quốc gia phải cùng nhau thực hiện giảm lượng khí thải nhà kính mà họ phát ra đến mức tối thiểu, sau đó bù đắp hoặc loại bỏ lượng khí thải này khỏi môi trường để đạt được sự cân bằng lượng khí thải nhà kính thải ra khí quyển. 

Nói một cách dễ hiểu rằng, con người đang ngày càng thải ra nhiều khí nhà kính vào bầu khí quyển như là carbon dioxide (CO2), methan (CH4),.. qua các hoạt động sinh hoạt, kinh doanh,.. Đây là nguyên nhân chính khiến trái đất nóng dần lên. Và để ngăn ngừa và đối phó với những hiện tượng thời tiết cực đoan thì chúng ta cần thực hiện cam kết chuyển đổi xanh bằng cách giảm thải và hấp thụ ngược lại lượng khí thải ra. Từ đó lượng khí nhà kính sẽ luôn được duy trì ở mức cân bằng. 

Theo thỏa thuận Paris 2016, các quốc gia đã trên thế giới đã đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 đây có thể là cuộc chạy đua về công nghệ, về sản xuất hoặc chính sách,.. nhưng chung quy lại nó vẫn là cuộc chạy đua để thay đổi thói quen. Mỗi hành động của chúng ta có thể thải ra trực tiếp hoặc gián tiếp lượng khí thải nhất định, thế nhưng ngược lại sẽ luôn luôn tồn tại một hoạt động khác để cân bằng được con số đó. 

Tầm quan trọng của việc giảm phát thải khí thải xuống mức cân bằng

Nhiệt độ Trái Đất đang ngày càng nóng dần, do đó việc theo đuổi mục tiêu Net Zero đóng vai trò rất quan trọng trong hành trình chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường như: 

Giảm tác động tiêu cực đến môi trường

Việc các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp cùng nhau hướng tới mục tiêu chung là giảm phát thải bằng 0 sẽ giúp giảm lượng khí thải nhà kính vào không khí. Từ đó giảm tác động tiêu cực đến khí hậu và môi trường, giúp ngăn chặn sự tăng nhiệt độ toàn cầu và giảm các hiện tượng biến đổi khí hậu như bão lũ, hạn hán, cháy rừng, băng tan,...

Bảo vệ sức khỏe con người

Giảm phát thải ròng bằng 0 đem lại cho con người chất lượng cuộc sống tốt hơn. Ô nhiễm không khí gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, và việc giảm thiểu phát thải có thể giúp giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí như bệnh đường hô hấp và các bệnh tim mạch.

Thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế bền vững

Net zero emission tạo ra cơ hội cho các ngành công nghiệp trong hành trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh bền vững mới như năng lượng tái tạo và công nghệ xanh. Từ đó không chỉ tạo ra việc làm mới mà còn giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và tăng cường sự cạnh tranh quốc gia.

Bảo vệ đa dạng sinh học

Nhiệt độ trái đất tăng cao và biến đổi khí hậu đe dọa đến sự đa dạng sinh học trên Trái Đất. Khi thực hiện Net Zero, việc giảm phát thải và duy trì mức tăng nhiệt độ dưới ngưỡng an toàn sẽ giúp bảo vệ các hệ sinh thái cũng như các loài động vật, thực vật trong môi trường tự nhiên.

Làm thế nào để đạt được mục tiêu Net Zero?

Để đạt được mục tiêu này cần có sự cam kết và hành động từ các tổ chức, chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân. Một số biện pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu này như: 

Đầu tư vào năng lượng tái tạo

Phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và năng lượng sinh học giúp giảm phát thải carbon. Đầu tư vào công nghệ năng lượng tái tạo sẽ giúp tạo ra nguồn cung cấp năng lượng sạch và ổn định.

Công nghệ năng lượng tái tạo sẽ giúp tạo ra nguồn cung cấp năng lượng sạch và ổn định

Tăng cường hiệu suất năng lượng

Sử dụng công nghệ hiệu suất cao và thiết bị tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp, giao thông và các hệ thống xây dựng để giảm lượng năng lượng tiêu thụ và phát thải.

Khuyến khích di chuyển xanh

Tuyên truyền, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng, xe điện và phương tiện giao thông cá nhân sạch để giảm lượng khí thải từ phương tiện di chuyển.

Quản lý rừng và đất đai bền vững

Bảo vệ rừng, tái trồng cây, và quản lý đất đai một cách bền vững để tăng cường khả năng hấp thụ carbon của các hệ sinh thái tự nhiên.

Sử dụng công nghệ hấp thụ carbon

Đầu tư vào công nghệ hấp thụ carbon như cây trồng, rừng, và các công nghệ lưu trữ carbon để loại bỏ khí thải carbon từ môi trường.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức và giáo dục

Thực hiện cũng như tham gia vào các công tác tăng cường nhận thức về biến đổi khí hậu và tầm quan trọng của việc giảm phát thải carbon thông qua giáo dục và các chiến dịch thông tin công cộng.

Phát triển kinh tế xanh bền vững đi kèm với mục tiêu Net zero
Phát triển kinh tế xanh bền vững đi kèm với mục tiêu Net zero emissions. Ảnh: iStock.

Việt Nam cần làm gì để thực hiện hóa mục tiêu Net-Zero vào năm 2050?

Theo VietNamPlus, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Kế hoạch giải pháp hiện thực hóa cam kết của Việt Nam về cắt giảm lượng khí thải xuống mức 0 vào năm 2050 được công bố tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26). Cụ thể, Bộ sẽ sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có những nội dung liên quan đến cam kết của Việt Nam tại COP26; rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến thực hiện các cam kết, điều ước quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời chịu trách nhiệm lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chiến lược và kế hoạch; rà soát, cập nhật các chiến lược, quy hoạch phát triển phù hợp với các mục tiêu mà Việt Nam đã cam kết tại COP26.

Các đơn vị thuộc Bộ sẽ tập trung xây dựng các quy định hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù đắp tín chỉ carbon; đấu giá, chuyển nhượng, trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính.

Về giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, Bộ sẽ tiến hành đánh giá trữ lượng khoáng sản phục vụ sản xuất pin năng lượng; khảo sát, đánh giá tiềm năng gió và bức xạ ngoài khơi phục vụ phát triển năng lượng tái tạo; và thử nghiệm công nghệ khí hóa than,... Cùng với đó, chú trọng nghiên cứu, thí điểm các giải pháp lưu giữ carbon từ các nguồn phát thải chính cho một số lĩnh vực có tiềm năng và nghiên cứu các giải pháp xử lý chất thải rắn để phát điện sinh khối.

KPTCHEM - Đối tác chiến lược của cộng đồng hướng đến mục tiêu Net Zero

Để chạm đươc mục tiêu Net Zero, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần có sự chuyển mình tích cực. Đối với các cá nhân đơn giản là việc thay đổi hành vi tiêu dùng hướng tới các sản phẩm xanh hơn, ít phát thải hơn. Với các doanh nghiệp cần có sự chuyển đổi xanh trong các mô hình sản xuất, để xanh hóa ngành công nghiệp, giảm phát thải từ chính quy trình sản xuất hàng ngày, hàng giờ, tận dụng và thúc đẩy mô hình kinh doanh mới, đem lại lợi ích cho môi trường và phát triển một nền kinh tế bền vững. 

Là một công ty công nghệ xanh, KPTCHEM cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp và tổ chức trong việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính và tiến tới một môi trường sống và làm việc xanh hơn, an toàn hơn, hiệu suất hơn. Bằng cách tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường như:

  • Cung cấp các hóa chất tiên tiến và tinh khiết như amoniac có độ tinh khiết cao lên tới 99,99% và khí lên tới 99,99% để sản xuất tấm pin mặt trời.
  • Triển khai công nghệ xanh tiên tiến để sản xuất khí và hóa chất, chẳng hạn như phương pháp thủy phân bằng năng lượng mặt trời và gió để sản xuất hydro và amoniac xanh cũng như phương pháp thu hồi và thu hồi carbon để tạo ra CO2 (gọi tắt là CCUS).
  • Cung cấp các sản phẩm vi ứng được ứng dụng rộng rãi để xử lý nước thải và môi trường. 

KPTCHEM hy vọng có thể đóng góp tích cực vào việc giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên tự nhiên cho thế hệ tương lai.

Kết luận

Mỗi bước chân ta đi, mỗi quyết định ta làm đều là bước tiến lớn trong hành trình chạm tới mục tiêu Net Zero Emission. Hãy cùng nhau hành động ngay từ bây giờ để tạo ra những giá trị bền vững, đem lại một tương lai tươi sáng cho thế hệ tiếp theo và giữ cho hành tinh của chúng ta xanh và bền vững. 

 
Bài viết cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm

Xem nhiều

Những việc đơn giản bạn có thể làm để giúp bảo vệ đại dương

Những việc đơn giản bạn có thể làm để giúp bảo vệ đại dương

Bảo vệ biển và đại dương là việc làm không của riêng ai. Hãy bắt đầu từ những cách đơn giản nhất mà mỗi người đều có thể làm.

Giải pháp XANH

Khí thải NOx là gì? Tác hại và các biện pháp xử lý khí thải NOx hiện nay

Khí thải NOx là gì? Tác hại và các biện pháp xử lý khí thải NOx hiện nay

Khí thải NOx là tên gọi của nhóm khí độc gồm NO và NO2 gây ô nhiễm môi trường không khí, gây ra hiệu ứng nhà kính và mưa axit....

Chất thải, khí thải & nước thải

Tìm hiểu về Axit Sunfuric (H2SO4) và ứng dụng của hóa chất này

Tìm hiểu về Axit Sunfuric (H2SO4) và ứng dụng của hóa chất này

Axit sunfuric (H2SO4) được biết đến là một trong những hóa chất nguy hiểm nhưng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hiện nay. Để biết thêm về...

Hóa chất ứng dụng

H2S là axit gì? Tìm hiểu về Hydro Sunfua

H2S là axit gì? Tìm hiểu về Hydro Sunfua

H2S có tên gọi là axit sunfuhidric (hoặc hydro sunfua, axit hydrosunfuric), nó là một chất khí có tính axit yếu, không màu, có mùi trứng thối và nặng hơn...

Hóa chất ứng dụng

Tìm hiểu về khí Clo: Nguồn gốc, tính chất và ứng dụng thực tiễn

Tìm hiểu về khí Clo: Nguồn gốc, tính chất và ứng dụng thực tiễn

Clo (Chlorine) có công thức hóa học là Cl và công thức phân tử là Cl2, nguyên tử khối là 35.453u. Hôm nay, KPTCHEM sẽ cùng bạn tìm hiểu chi...

Hóa chất ứng dụng

VOC là gì? Nguồn gốc và phân loại VOCs

VOC là gì? Nguồn gốc và phân loại VOCs

VOC (hay VOCs) là thuật ngữ chung của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, một trong những yếu tố làm suy giảm chất lượng không khí trong nhà...

Khám phá

Khí thải SOx là gì? Tác hại và ứng dụng của SOx trong đời sống

Khí thải SOx là gì? Tác hại và ứng dụng của SOx trong đời sống

Khí SOx là tập hợp những loại khí thải độc hại - thành phần quan trọng gây ô nhiễm môi trường, tạo ra chất gây ô nhiễm, mưa axit và...

Chất thải, khí thải & nước thải

Kiểm soát khí thải từ nhà máy nhiệt điện

Kiểm soát khí thải từ nhà máy nhiệt điện

Trong khói thải phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện chứa nhiều thành phần độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe con người. Do...

Chất thải, khí thải & nước thải

SNCR là gì? SCR là gì? Phương pháp nào tốt hơn để giảm NOx?

SNCR là gì? SCR là gì? Phương pháp nào tốt hơn để giảm NOx?

SNCR và SCR là hai trong số những phương pháp xử lý khí thải NOx hiệu quả nhất hiện nay. Trong bài viết này, KPTCHEM sẽ cùng bạn tìm hiểu...

Khám phá

Chất lượng không khí trong nhà là gì? Nguyên nhân khiến IAQ kém?

Chất lượng không khí trong nhà là gì? Nguyên nhân khiến IAQ kém?

Chất lượng không khí trong nhà (IAQ) là chất lượng không khí bên trong các công trình, khu vực sống và làm việc của chúng ta, đóng vai trò quan...

Khám phá

Công nghệ CCUS - “Chìa khóa” quan trọng trong giảm phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu

Công nghệ CCUS - “Chìa khóa” quan trọng trong giảm phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu

Hiện tại, các công nghệ Thu hồi, Sử dụng và Lưu trữ Carbon (CCUS) đang tạo nên xu hướng mới trong xử lý CO2, xung quanh các nguồn ô nhiễm...

Chất thải, khí thải & nước thải

Hướng dẫn sử dụng nước thông cống cực mạnh tại nhà an toàn, đường cống thông thoáng nhanh chóng

Hướng dẫn sử dụng nước thông cống cực mạnh tại nhà an toàn, đường cống thông thoáng nhanh chóng

Sử dụng nước thông cống chuyên dụng là giải pháp thông tắc cống nhanh chóng tức thời. Dù vậy, để việc thông tắc đạt hiệu quả như mong đợi, và...

Mẹo vặt - Thủ thuật

Online Support
0908 901 955
0909 576 800