Khi nào bạn có thể dùng thuốc tẩy để diệt nấm mốc trong nhà? Và cách thực hiện như thế nào?

Sử dụng thuốc tẩy (hay thuốc tẩy clo hoặc nước javen) là một trong những cách diệt nấm mốc hiệu quả. Dù vậy, không phải lúc nào cách làm này cũng được khuyến khích, bởi bạn có thể biết rằng nó vốn là loại hóa chất nguy hiểm. Vậy, khi nào thì bạn có thể sử dụng? Và cách thực hiện như thế nào để hiệu quả và an toàn? Điều đó sẽ được các chuyên gia từ KPTCHEM bật mí cho bạn ngay trong bài viết này.

Khi nào bạn có thể dùng thuốc tẩy để diệt nấm mốc trong nhà? Và cách thực hiện như thế nào?

Nấm mốc là một trong những loài sinh vật sống phổ biến nhất trên Trái đất, có thể phát triển ở mọi nơi nhưng đặc biệt là những khu vực trong nhà như nhà bếp, phòng tắm, nhà kho, tầng hầm,… bởi chúng cực kỳ ưa thích môi trường ẩm ướt.

Sự xuất hiện của nấm mốc tạo ra những đốm đen và vết loang lổ. Nó có thể gây mất thẩm mỹ, nhưng đáng nói hơn là chúng hoàn toàn có thể khiến một người hoàn toàn khỏe mạnh như bạn gặp vấn đề về sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong cho người già, trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch kém.

Thuốc tẩy có diệt được nấm mốc không?

“Sử dụng thuốc tẩy để diệt nấm mốc?”, một số nguồn tin trên internet xem đây là chuyện hoang đường. Song, trước tiên chúng ta cần khẳng định cách này có thể diệt nấm mốc. Theo Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA), thuốc tẩy clo còn được gọi là chất diệt khuẩn, nghĩa là nó có thể tiêu diệt các sinh vật sống bao gồm cả nấm mốc và vi khuẩn.

Với thành phần chính là nước javen (NaOCl) và một số loại hóa chất khác, khi NaOCl phản ứng với nước sẽ tạo ra axit hypochlorous (HOCl) tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn và các mầm bệnh bằng cách làm biến tính protein, vô hiệu hóa enzyme, phá vỡ axit nucleic và phá hủy các thành phần quan trọng của tế bào. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nước javen thay thế cho thuốc diệt nấm mốc khi cần.

Có thể dùng thuốc tẩy diệt nấm mốc nhưng không thường xuyên

Mặc dù đây là cách làm hiệu quả, nhưng các thông tin chính thức từ CDC, EPA, OSHA và các tổ chức khác dường như đưa ra các khuyến nghị khác nhau xung quanh việc sử dụng thuốc tẩy để xử lý nấm mốc. 

Có ba lý do chính tại sao bạn không nên lạm dụng cách làm này:

  • Thứ nhất, nước javen vốn là chất nguy hiểm, việc sử dụng không đúng cách và hít thở hơi hóa chất sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
  • Thứ hai, việc sử dụng chất tẩy rửa không thể loại bỏ được các bào tử nấm mốc trong không khí, chúng vẫn có thể phát triển trở lại nếu vẫn còn độ ẩm. Trong trường hợp này, thuốc xịt khử trùng không khí hữu cơ Resparkle sẽ là lựa chọn tốt hơn.
  • Thứ ba, nước javen có thể gây ra tác hại cho chất liệu tại nơi xử lý. Mặt khác, các mảng mốc chết bám lại trên bề mặt có thể gây dị ứng.

Vậy, khi nào thì NÊN sử dụng thuốc tẩy?

Trong một số trường hợp nhất định, cách làm này sẽ mang đến hiệu quả cao. Chẳng hạn như:

- Làm sạch các mảng nấm mốc phát triển dưới bồn rửa, tường và sàn nhà tắm,…

- Các bề mặt bị nấm mốc “xâm chiếm” là chất liệu cứng và không xốp, ví dụ như: gạch, sàn nhà, nhựa cứng, kính,…

Cách sử dụng thuốc tẩy diệt nấm mốc an toàn

Cách sử dụng thuốc tẩy diệt nấm mốc hiệu quả và an toàn

  • Bước 1: Pha loãng thuốc với nước và cho vào chai xịt, phun dung dịch lên bề mặt cần làm sạch và để yên trong 15-30 phút để hóa chất ngấm sâu vào.
  • Bước 2: Dùng bàn chải cứng cọ rửa. Phần nấm mốc chết bong ra phải nhanh chóng được loại bỏ.
  • Bước 3: Dùng giẻ thấm nước xà phòng để chà sạch lại bề mặt và xả nước thật sạch để loại bỏ hóa chất.
  • Bước 4: Vứt bỏ giẻ lau và để bề mặt khô hoàn toàn.

Việc thực hiện là tương đối đơn giản, nhưng để ngăn nấm mốc phát triển trở lại bạn cần đặc biệt lưu ý:

- Trước khi bắt đầu xử lý, bạn cần đảm bảo khu vực đó đã khô hoàn toàn và vấn đề độ ẩm đã được khắc phục. Tránh để bản thân hoặc người khác tiếp xúc với bào tử hoặc các mảng mốc chết trong suốt quá trình dọn dẹp.

- Tuyệt đối không trộn dung dịch thuốc tẩy clo với các sản phẩm tẩy rửa khác có chứa amoniac vì phản ứng sẽ tạo ra khói có độc tính cao.

- Vì lý do an toàn, bạn không nên dùng dung dịch chất tẩy rửa quá đậm đặc mà hãy pha loãng nó với nước theo tỉ lệ 1 cốc nước javen với 3 lít nước. Không thêm bất kỳ chất tẩy rửa nào khác.

- Đừng quên đeo găng tay cao su và kính bảo hộ khi làm vệ sinh.

- Đảm bảo khu vực xử lý được thông gió tốt, cần mở cửa và cửa sổ để không khí trong và ngoài phòng được lưu thông, hoặc dùng quạt để hút không khí ra ngoài.

- Sử dụng máy hút bụi (tốt nhất là loại có bộ lọc HEPA) để hút nấm mốc và mảnh vụn trên bề mặt.

>> Xem thêm: Cách diệt nấm mốc trên tường hiệu quả

Khi nào thì KHÔNG NÊN dùng dung dịch thuốc tẩy?

Với các bề mặt xốp như gỗ, vách/trần thạch cao, đá granite, thảm, vải,… bạn chỉ cần dùng nước và chất tẩy rửa bạn có thể làm sạch nấm mốc phát triển trên các bề mặt này.

Nguyên nhân là vì bề mặt của các vật liệu này không hoàn toàn nhẵn, nó có các lỗ và kẽ hở nhỏ tạo điều kiện cho nấm mốc bám rễ sâu bên trong nên thuốc tẩy chỉ có thể tiêu diệt lớp nấm mốc phát triển ở lớp mặt mà không thể diệt chúng từ gốc. Thật không may, hiện nay không có giải pháp hiệu quả nào cho việc loại bỏ nấm mốc khỏi các vật liệu xốp này. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc giải pháp vứt bỏ và thay thế mới.

Với các vật liệu xốp như giấy dán tường, cách tốt nhất để loại bỏ nấm mốc là hãy thay miếng dán mới
Với các vật liệu xốp như giấy dán tường, cách tốt nhất để loại bỏ nấm mốc là hãy thay miếng dán mới. Ảnh minh họa.

Một vài lời khuyên dành cho bạn giúp ngăn ngừa nấm mốc trong nhà

Các bào tử mốc và nấm mốc có mặt ở khắp nơi trong nhà bạn, tốc độ phát triển của chúng là rất nhanh và chúng cũng rất khó bị tiêu diệt hoàn toàn. Do vậy, cách tốt nhất là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Một vài lưu ý sau đây sẽ giúp bạn:

- Yếu tố then chốt để ngăn ngừa nấm mốc là kiểm soát độ ẩm. Nếu xảy ra rò rỉ nước, nhất là khu vực tủ bếp dưới bồn rửa, các vật dụng và bề mặt ướt cần phải được làm khô hoàn toàn trong vòng 24 đến 48 giờ đồng hồ. Nếu không, nấm mốc sẽ phát triển.

- Giữ độ ẩm trong nhà dưới 60% và thông hơi các thiết bị tạo ra độ ẩm, chẳng hạn như bếp nấu, máy sấy,…

- Bằng cách sử dụng quạt hút mùi hoặc mở cửa sổ khi tắm bạn sẽ giúp cải thiện khả năng thông gió, luân chuyển không khí trong phòng tắm và hạn chế hít phải hơi hóa chất NaOCl độc hại trong lúc làm sạch.

- Nấm mốc có thể ẩn náu trong các góc khuất ánh sáng như: vách thạch cao, dưới thảm hoặc trên trần nhà,… Hãy định kỳ kiểm tra những khu vực này hoặc khi bạn cảm thấy nghi ngờ.

- Những chi tiết nhỏ nhặt như rò rỉ hơi lạnh của ống đồng hoặc ống dẫn nước máy lạnh cũng có thể tạo điều kiện cho mốc phát triển.

Ngoài ra, nếu khu vực bị nhiễm nấm mốc có kích thước lớn, bạn nên cân nhắc thuê một chuyên gia xử lý không chỉ để ngăn tình trạng trầm trọng hơn, mà việc làm sạch có thể phức tạp và có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Chúc thành công!

Online Support
0908 901 955
0909 576 800