Vì sao bồn cầu không xả được nước? 10 thứ tuyệt đối không xả vào bồn cầu để tránh bị tắc đường ống

Nhiều người thường tự hỏi không hiểu vì sao tự dưng bồn cầu không xả được nước, nhưng ít ai ngờ rằng nguyên nhân có thể đến từ những lần sử dụng trước đó của họ. Việc xả nước bồn cầu kèm theo những món quà “bất đắc dĩ” có thể là lý do gây ra tình trạng này. Dưới đây là 10 thứ tuyệt đối bạn không nên xả xuống bồn cầu.

 

Vì sao bồn cầu không xả được nước? Có nhiều câu trả lời về các nguyên nhân gây ra vấn đề này, nhưng một trong những lý do phổ biến nhất là do “dị vật” - là những thứ mà bạn vô tình hay cố ý xả xuống bồn cầu.

Những thứ tuyệt đối bạn không nên xả vào bồn cầu để tránh bị tắc nghẽn

Nhà vệ sinh không phải là thùng rác chứa nước. Việc xả bừa bãi mọi thứ vào đó có thể gây tắc nghẽn, làm hỏng hệ thống ống nước và thậm chí làm hỏng cả hệ thống tự hoại của bạn, khiến bạn tốn rất nhiều chi phí cho việc xử lý.

10 thứ bạn không nên xả vào bồn cầu để tránh bị tắc nghẽn đường ống

Đổ những thứ không phù hợp xuống bồn cầu có thể gây tắc nghẽn hệ thống ống nước, đường ống nước bị hư hỏng và bạn không chỉ không thể sử dụng mà còn gây ra mùi hôi khó chịu, thậm chí sẽ tốn nhiều tiền để thông tắc bể phốt.

Để tìm hiểu những vật dụng không nên cho vào bồn cầu, chúng tôi đã phỏng vấn Lucas Nguyễn (chuyên gia tư vấn làm sạch) và Giám đốc dịch vụ Nina Th. từ Môi Trường Deal. Và đây là danh sách các món đồ mà có thể bạn đã vứt chúng vào bồn cầu.

1. Khăn ướt

Chuyên gia Nguyễn cho biết: “Bất chấp những khuyến cáo rằng mọi loại khăn ướt đều không thể xả được, chúng tôi vẫn nhận được rất nhiều cuộc gọi yêu cầu xử lý bồn cầu bị nghẹt do khăn ướt nhiều hơn bất kỳ nguyên nhân khác”.

Một số loại khăn ướt có thể ghi trên bao bì là có thể tự phân hủy, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên xả chúng vào bồn cầu. Mặc dù vật dụng này là “bạn thân thiết” của nhiều người, nhưng với bồn cầu thì không bởi chúng phân hủy rất chậm và hút nước tốt nên khi xả, chúng có thể mắc kẹt lại và trở thành vật cản, thậm chí bịt kín đường ống. Vậy nên, tốt hơn hết là bạn nên vứt chúng vào thùng rác.

2. Khăn giấy

“Khăn giấy cũng là một vấn đề phổ biến làm nghẹt bồn cầu của bạn. Chúng có thể trông giống như giấy vệ sinh (toilet paper), nhưng thực tế, dù đó là loại giấy mỏng (tissue) hay loại giấy tốt hơn (paper towel hoặc paper napkin) chúng không có khả năng phân hủy nhanh như toilet paper. Vì thế không có gì là lạ nếu như bạn phát hiện bồn cầu nước không xoáy khi xả chúng”, ông Nguyễn khuyên.

Không nên vứt khăn giấy vào bồn cầu vì chúng chậm phân hủy hơn so với giấy vệ sinh thông thường
Không nên vứt khăn giấy vào bồn cầu vì chúng chậm phân hủy hơn so với giấy vệ sinh thông thường. Ảnh: New York Post.

Trên thực tế, hầu hết các quảng cáo về khăn giấy đều nhấn mạnh vào việc chúng KHÔNG dễ dàng bị rách và tan ra khi bị ướt. Điều này càng nhấn mạnh việc bạn hãy vứt chúng vào thùng rác thay vì duy trì thói quen xả xuống bồn cầu.

3. Dầu mỡ

Dầu mỡ hiếm khi tự làm tắc cống. Tuy nhiên, chúng có thể đóng bám vào đường ống và tồn tại rất lâu mà không dễ gì bị phân hủy. Theo thời gian, các mảng dầu mỡ sẽ ngày càng dày lên và dần thu hẹp không gian thoát nước. Đó là chưa kể đến việc chất thải và giấy vệ sinh có thể bị dính vào các mảng bám này và làm bồn cầu bị tắc nhanh hơn. Vì vậy, hãy vứt phần dầu mỡ thừa sau khi sử dụng vào túi nilon và cho vào thùng rác, tuyệt đối không nên đổ xuống bồn cầu và chậu rửa của bạn.

Làm thế nào để xử lý bồn cầu bị tắc do dầu mỡ?

Cách xả bồn cầu bị tắc do dầu mỡ đơn giản là sử dụng hỗn hợp nước nóng và dung dịch rửa bát đổ vào bồn cầu, đậy nắp và đợi sau 10 - 15 phút rồi ấn xả nước thật mạnh. Tuy nhiên, cách này chỉ có hiệu quả tức thời, về lâu dài bạn nên bổ sung thêm men vi sinh bồn cầu EcoClean Septic để phân hủy triệt để dầu mỡ, chất béo và chất thải tích tụ trong đường ống.

4. Thức ăn thừa

Thức ăn thừa có thể trôi xuống khi bạn xả nước bồn cầu và tự phân hủy. Nhưng, chúng có thể tích tụ lại trong đường ống thoát nước và quá trình phân hủy sẽ tạo ra mùi hôi rất khó chịu. Mặt khác, trong thức ăn thừa luôn có chứa một lượng chất béo và dầu mỡ, nên chẳng có lý do gì để bạn xả chúng vào bồn cầu.

5. Sản phẩm vệ sinh phụ nữ

Hầu hết các sản phẩm dùng cho ngày “dâu rụng” của chị em (sanitary pads, tampon) thường nở ra gấp nhiều lần kích thước ban đầu. Theo Nina Th., “Các sản phẩm vệ sinh phụ nữ cũng cần bỏ vào thùng rác. Chúng có thể thoát xuống khi bạn xả nước, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ cao gây tắc nghẽn nghiêm trọng do chúng có xu hướng mắc kẹt lại ở sâu bên trong đường ống”.

Không vứt các loại băng vệ sinh phụ nữ vào bồn cầu
Tampons và các sản phẩm dùng trong ngày “dâu rụng” của phái nữ nên được vứt đúng chỗ thay vì bồn toilet. Ảnh: Snucs.

6. Bông gòn, bông ngoáy tai, băng gạc,…

Những thứ này có kích thước nhỏ và tưởng chừng an toàn cho cống nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Thực tế mọi loại bông đều có khả năng hấp thụ nước gấp nhiều lần trọng lượng của chúng và nở ra, trong khi lại không bị hòa tan hoặc tự phân hủy. Nhờ đó chúng có thể bám vào các phần nhô ra của đường ống, kết lại với nhau và ngăn cản thoát nước. Đó là chưa kể đến phần thân của bông ngoáy tai cũng không bị phân hủy trong nước, vì thế khi mắc kẹt lại sẽ tạo thành vật cản chất thải.

7. Kẹo cao su

Đã bao giờ bạn nhìn thấy kẹo cao su phân hủy trong nước chưa? Chắc chắn là chưa. Thậm chí, nó còn có khả năng bám dính siêu hạng. Vậy, hãy nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu bạn xả nó vào bồn cầu? Kẹo cao su sẽ bám vào thành ống và dính mọi thứ lại với nhau, khiến cho tình trạng tắc nghẽn trở nên nghiêm trọng hơn.

8. Cát mèo

Đừng nên xả vào bồn cầu ngay cả khi một số loại cát vệ sinh cho mèo được cho là “có thể xả được”. Vì cát mèo hút nước trong khi hầu hết các mẫu bồn cầu hiện đại được thiết kế tiết kiệm nước nên không thể đẩy toàn bộ lượng cát này ra khỏi đường ống, điều đó có thể làm tắc nghẽn cống.

9. Các vật dụng nhỏ

Ông Nguyễn nói: “Hiện nay, nhiều người có xu hướng đặt những chiếc kệ ngay phía trên bồn cầu để đựng những món đồ nhỏ như: dao cạo, nhẫn, kính,… cuối cùng chúng có thể bị rơi xuống bồn cầu và mắc kẹt trong đường ống của nhà vệ sinh”. Tất cả chúng ta đều muốn tận dụng một chút không gian phía trên bồn cầu để đựng đồ phòng tắm, nhưng cần cân nhắc thật kỹ bởi rủi ro có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Các vật dụng kích thước nhỏ có thể rơi ra khỏi kệ tường và rớt xuống bồn cầu bên dưới
Các vật dụng kích thước nhỏ có thể rơi ra khỏi kệ tường và rớt xuống bồn cầu bên dưới. Ảnh: Stocks Photo.

10. Thuốc viên và các dược phẩm

Cuối cùng trong danh sách này là các loại thuốc. Mặc dù thuốc và dược phẩm thường không làm hỏng hoặc làm tắc đường ống dẫn nước. Nhưng chúng có thể làm ô nhiễm môi trường, thậm chí là cả nước ngầm. Vì vậy, với những viên thuốc đã hết hạn sử dụng, bạn hãy vứt chúng vào thùng rác để được nhân viên môi trường phân loại và xử lý đúng cách.

Như vậy, KPTCHEM vừa điểm qua 10 thứ tuyệt đối bạn không nên xả vào bồn cầu. Mặc dù bạn có thể xả nước và thấy chúng thoát xuống dễ dàng, nhưng việc làm đó lại có xu hướng gây ra các vấn đề lâu dài hơn là loại bỏ được chúng.

Có thể bạn cần: Hướng dẫn sử dụng nước thông cống tại nhà an toàn.

Bài viết cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm

Xem nhiều

Những việc đơn giản bạn có thể làm để giúp bảo vệ đại dương

Những việc đơn giản bạn có thể làm để giúp bảo vệ đại dương

Bảo vệ biển và đại dương là việc làm không của riêng ai. Hãy bắt đầu từ những cách đơn giản nhất mà mỗi người đều có thể làm.

Giải pháp XANH

Khí thải NOx là gì? Tác hại và các biện pháp xử lý khí thải NOx hiện nay

Khí thải NOx là gì? Tác hại và các biện pháp xử lý khí thải NOx hiện nay

Khí thải NOx là tên gọi của nhóm khí độc gồm NO và NO2 gây ô nhiễm môi trường không khí, gây ra hiệu ứng nhà kính và mưa axit....

Chất thải, khí thải & nước thải

Tìm hiểu về Axit Sunfuric (H2SO4) và ứng dụng của hóa chất này

Tìm hiểu về Axit Sunfuric (H2SO4) và ứng dụng của hóa chất này

Axit sunfuric (H2SO4) được biết đến là một trong những hóa chất nguy hiểm nhưng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hiện nay. Để biết thêm về...

Hóa chất ứng dụng

H2S là gì? Những tác hại của Hydro Sunfua với con người?

H2S là gì? Những tác hại của Hydro Sunfua với con người?

H2S là một khí axit yếu, đọc theo nhiều tên khác nhau hydro sunfua hay axit sunfuhidric, không màu, có mùi trứng thối và nặng hơn không khí.

Hóa chất ứng dụng

Tìm hiểu về khí Clo: Nguồn gốc, tính chất và ứng dụng thực tiễn

Tìm hiểu về khí Clo: Nguồn gốc, tính chất và ứng dụng thực tiễn

Clo (Chlorine) có công thức hóa học là Cl và công thức phân tử là Cl2, nguyên tử khối là 35.453u. Hôm nay, KPTCHEM sẽ cùng bạn tìm hiểu chi...

Hóa chất ứng dụng

VOC là gì? Nguồn gốc và phân loại VOCs

VOC là gì? Nguồn gốc và phân loại VOCs

VOC (hay VOCs) là thuật ngữ chung của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, một trong những yếu tố làm suy giảm chất lượng không khí trong nhà...

Khám phá

Khí thải SOx là gì? Tác hại và ứng dụng của SOx trong đời sống

Khí thải SOx là gì? Tác hại và ứng dụng của SOx trong đời sống

Khí SOx là tập hợp những loại khí thải độc hại - thành phần quan trọng gây ô nhiễm môi trường, tạo ra chất gây ô nhiễm, mưa axit và...

Chất thải, khí thải & nước thải

Kiểm soát khí thải từ nhà máy nhiệt điện

Kiểm soát khí thải từ nhà máy nhiệt điện

Trong khói thải phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện chứa nhiều thành phần độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe con người. Do...

Chất thải, khí thải & nước thải

SNCR là gì? SCR là gì? Phương pháp nào tốt hơn để giảm NOx?

SNCR là gì? SCR là gì? Phương pháp nào tốt hơn để giảm NOx?

SNCR và SCR là hai trong số những phương pháp xử lý khí thải NOx hiệu quả nhất hiện nay. Trong bài viết này, KPTCHEM sẽ cùng bạn tìm hiểu...

Khám phá

Chất lượng không khí trong nhà là gì? Nguyên nhân khiến IAQ kém?

Chất lượng không khí trong nhà là gì? Nguyên nhân khiến IAQ kém?

Chất lượng không khí trong nhà (IAQ) là chất lượng không khí bên trong các công trình, khu vực sống và làm việc của chúng ta, đóng vai trò quan...

Khám phá

Công nghệ CCUS - “Chìa khóa” quan trọng trong giảm phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu

Công nghệ CCUS - “Chìa khóa” quan trọng trong giảm phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu

Hiện tại, các công nghệ Thu hồi, Sử dụng và Lưu trữ Carbon (CCUS) đang tạo nên xu hướng mới trong xử lý CO2, xung quanh các nguồn ô nhiễm...

Chất thải, khí thải & nước thải

Hướng dẫn sử dụng nước thông cống cực mạnh tại nhà an toàn, đường cống thông thoáng nhanh chóng

Hướng dẫn sử dụng nước thông cống cực mạnh tại nhà an toàn, đường cống thông thoáng nhanh chóng

Sử dụng nước thông cống chuyên dụng là giải pháp thông tắc cống nhanh chóng tức thời. Dù vậy, để việc thông tắc đạt hiệu quả như mong đợi, và...

Mẹo vặt - Thủ thuật

Online Support
0908 901 955
0909 576 800