Nguyên nhân và Cách khử mùi hôi thối trong nhà khi trời nóng

Nội dung bài viết [ Ẩn nội dung ]

Mùi hôi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí trong nhà khiến nhiều người lo ngại, nhất là khi thời tiết đang dần nóng hơn vào mùa hè càng khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn.

Những ngày vừa qua, KPTCHEM nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng về vấn đề này. Bên cạnh việc tư vấn các sản phẩm an toàn, chúng tôi luôn mong muốn mọi người có thể lựa chọn những cách khử mùi hôi thối trong nhà tự nhiên và hạn chế những mùi hương nhân tạo.

Làm gì khi bỗng nhiên trong nhà của bạn xuất hiện mùi hôi kỳ lạ? Đừng lo lắng vì bạn không phải là trường hợp duy nhất. KPTCHEM sẽ hướng dẫn bạn cách khử mùi hôi thối trong nhà nhanh chóng mà vẫn đảm bảo sức khỏe của bạn.

 

Mùi hôi bỗng xuất hiện trong nhà một cách kỳ lạ không phải là vấn đề hiếm gặp. Thậm chí, nhiều người luôn duy trì thói quen sống ngăn nắp vẫn không thể tránh khỏi tình trạng trên. Để giải thích cho vấn đề này, đứng trên quan điểm cá nhân, chúng tôi cho rằng thực tế mùi hôi luôn tồn tại trong không gian nhà mà bạn không hề hay biết. Khứu giác con người rất nhạy bén để có thể phát hiện mùi, nhưng nó hoàn toàn có thể bị “đánh lừa” khi các phân tử mùi ở nồng độ thấp; hay có thể do quá trình thích nghi với mùi khiến bạn không còn nhận biết rằng bản thân đang hít thở chúng mỗi ngày. Vì vậy, nguyên nhân dẫn đến việc bạn có thể cảm nhận được mùi hôi bất thường có thể do nồng độ mùi thay đổi, nhất là khi thời tiết trở nên ấm hơn.

Tại sao nhà cửa “nặng mùi” hơn khi trời nóng?

Vào những ngày trời nóng, bạn có thể sẽ nhận thấy nhà mình có mùi hôi rõ rệt và khó chịu hơn bình thường. Nguyên nhân là do nhiệt độ cao làm cho các phân tử mùi bay hơi nhanh hơn. Nói một cách khoa học, các phân tử mùi lơ lửng trong không khí cần nhiều năng lượng để chuyển sang pha khí (tăng khả năng khuếch tán và khả năng trộn lẫn với các khí khác). Theo thuyết động học chất khí, động năng của khí tỉ lệ thuận với nhiệt độ. Vì vậy, khi nhiệt độ tăng các phân tử mùi thu được năng lượng và chuyển động ngày càng nhanh hơn và phát ra mùi mạnh hơn. Chính điều này khiến mùi hôi thối từ rác thải, cống rãnh, thức ăn thừa hay đồ đạc ẩm mốc lan tỏa mạnh hơn trong không khí.

Tệ hơn nữa, thời tiết oi bức của mùa hè cũng khiến nhiều loại vi khuẩn gây mùi phát triển nhanh chóng hơn, đặc biệt ở những khu vực ẩm ướt như nhà bếp, nhà vệ sinh hay cống thoát nước,... và chính quá trình phân hủy của chúng sinh ra những khí có mùi nồng như amoniac hay khí H2S.

Không chỉ vậy, khi trời quá nóng, nhiều người thường đóng kín cửa để bật điều hòa, vô tình làm không khí trong nhà không lưu thông, khiến mùi hôi bị “giam” lại và ngày càng nồng nặc hơn. Một số vật dụng trong nhà như thảm, nhựa, da hay gỗ ép cũng có xu hướng “bốc mùi” mạnh hơn khi nhiệt độ tăng. Ngoài ra, độ ẩm kết hợp với nhiệt độ cao còn khiến mùi dễ bám lên vải vóc, chăn màn, thậm chí cả quần áo, khiến bạn cảm thấy nhà luôn ám mùi khó chịu dù đã dọn dẹp. Chính vì thế, vào mùa nóng, việc giữ nhà cửa thông thoáng, vệ sinh định kỳ và khử mùi hôi trong nhà đúng cách là điều vô cùng quan trọng để giữ cho không gian sống được dễ chịu.

Thời tiết nóng là nguyên nhân khiến ngôi nhà trở nên nặng mùi
Thời tiết nóng là điều kiện lý tưởng để các vi khuẩn gây mùi phát triển mạnh. Ảnh: How it works.

Những việc cần làm để khử mùi hôi thối trong nhà

Thực tế rằng mùi hôi thối mà chúng ta cảm nhận được thường không xuất hiện ngẫu nhiên trong nhà, mà bắt nguồn từ những nguyên nhân cụ thể trong sinh hoạt hàng ngày. Mùa hè đến gần, thời tiết đang nóng dần lên và bạn sẽ nhanh chóng nhận ra không khí trong nhà đầy mùi khó chịu, nhưng thay vì phụ thuộc vào những sản phẩm làm thơm có sẵn trên thị trường, để khử mùi hôi thối trong nhà từ gốc rễ bạn nên có sẵn một kế hoạch kiểm soát mùi tự nhiên.

Việc nhận diện đúng các nguồn gây mùi không chỉ giúp bạn xử lý nhanh chóng mà còn ngăn ngừa tình trạng tái phát. Dưới đây là những nguồn phổ biến nhất và cách xử lý chúng hiệu quả mà bạn cần lưu ý:

Chăn, quần áo và đồ nội thất ẩm mốc

Không gian ẩm thấp, thiếu thông gió, tình trạng rò rỉ nước hoặc các khu vực có độ ẩm cao dễ tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Ban đầu, bạn có thể cảm nhận được mùi hôi nồng đặc trưng của mốc ở một khu vực nào đó, và sau đó mùi sẽ lan ra các nơi khác của ngôi nhà.

Mùi mốc thường bám sâu vào sợi vải, đệm mút và bề mặt vải bọc khiến việc xử lý trở nên khó khăn nếu không áp dụng đúng cách. Vậy nên, trước khi xử lý bạn cần xác định nguyên nhân chính đến từ việc cất giữ đồ dùng trong không gian kín gió, ẩm ướt hoặc không được vệ sinh định kỳ.

Đối với chăn màn và quần áo: việc đầu tiên cần làm là mang chúng đi giặt sạch với nước nóng (nếu chất liệu cho phép), kết hợp với baking soda hoặc giấm trắng để trung hòa mùi hôi. Sau khi giặt, nên phơi ngoài trời nắng ít nhất vài giờ để ánh nắng tiêu diệt vi khuẩn và làm bay mùi tự nhiên. Nếu không có điều kiện phơi nắng, có thể sấy khô bằng máy ở nhiệt độ cao và để thêm túi hút ẩm trong tủ quần áo để ngăn mùi quay trở lại. Ngoài ra, vứt lung tung quần áo bẩn của bạn khắp nhà có thể là nguyên nhân gây mùi khó chịu, thu hút muỗi và côn trùng lui tới, đặc biệt là khi chúng bị ẩm ướt hoặc có đồ thể thao dính đầy mồ hôi. Vậy nên, sau khi thay đồ hãy cho bất kỳ quần áo bẩn, khăn tắm, khăn lau,… vào giỏ đựng có nắp đậy và giặt sạch chúng định kỳ.

Đối với các loại đồ nội thất như: ghế sofa, nệm, rèm cửa hay thảm,... nên sử dụng máy hút bụi để làm sạch lớp bụi và nấm mốc trên bề mặt. Tiếp đó, phun xịt dung dịch giấm pha loãng hoặc nước oxy già 3% để khử khuẩn và khử mùi. Trong trường hợp mùi quá nặng, có thể rắc thêm một lớp baking soda lên bề mặt, để trong vài giờ rồi hút sạch lại bằng máy hút bụi.

Ngoài ra, cần đảm bảo không gian sinh hoạt luôn được thông thoáng bằng cách:

  • Mở cửa sổ hoặc sử dụng quạt để lưu thông không khí.
  • Đặt máy hút ẩm hoặc than hoạt tính ở các góc phòng dễ bị ẩm.
  • Không cất đồ vải khi còn ẩm hoặc chưa khô hoàn toàn.
  • Duy trì thói quen giặt giũ và vệ sinh định kỳ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tích tụ mùi mốc trong nhà và giữ cho không gian luôn khô ráo, dễ chịu.

Quần áo bẩn gây mùi khó chịu
Quần áo bẩn để lâu ngày là nguyên nhân hàng đầu gây mùi. Ảnh: Getty Images.

Dọn sạch rác thải

Mùi hôi từ rác thải là một trong những nguyên nhân phổ biến và dễ nhận biết nhất gây ô nhiễm không khí trong nhà, đặc biệt là ở khu vực bếp. Mùi được tạo ra khi vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ như thức ăn thừa, vỏ trái cây, rau củ hỏng hoặc các chất thải có nguồn gốc động vật. Nếu không được xử lý đúng cách, mùi hôi chua của rác phân hủy có thể lan nhanh và bám dai dẳng, tạo cảm giác khó chịu cho cả không gian sống.

Để khử mùi hiệu quả, việc đầu tiên cần làm là thay túi rác mỗi ngày, ngay cả khi chưa đầy. Việc giữ rác quá lâu trong nhà (đặc biệt là rác từ các nguyên liệu tươi sống) sẽ thúc đẩy quá trình phân hủy và sinh ra khí amoniac hoặc sulfur gây mùi. Hãy chọn thùng rác có nắp đậy kín và đặt ở nơi thoáng gió, tránh để gần khu vực sinh hoạt chính như phòng khách hoặc phòng ăn.

Bên cạnh đó, nên ít nhất mỗi tháng một lần rửa sạch thùng rác bằng nước ấm pha với giấm trắng hoặc nước chanh để loại bỏ cặn bẩn và khử khuẩn. Sau khi rửa, bạn có thể rắc một lớp baking soda xuống đáy thùng để hút ẩm và khử mùi trong suốt cả ngày. Một số mẹo nhỏ khác cũng có thể áp dụng như:

  • Đặt vài lát chanh hoặc vỏ cam khô dưới đáy thùng rác.
  • Sử dụng viên khử mùi chuyên dụng hoặc túi than hoạt tính nhỏ đặt bên trong nắp thùng.
  • Tránh đổ thức ăn lỏng trực tiếp vào túi rác.

Cuối cùng, đừng quên kiểm tra các khu vực dễ bị bỏ quên như rãnh thoát nước ở chỗ rửa rau hoặc các góc kẹt quanh thùng đựng rác vì đó là những nơi nếu không vệ sinh định kỳ cũng có thể trở thành nguồn phát sinh mùi khó chịu.

Bảo trì hệ thống cống rãnh định kỳ để khử mùi hôi thối

Mùi hôi bốc lên từ cống rãnh là tình trạng thường gặp ở nhiều hộ gia đình, đặc biệt tại các khu vực như bồn rửa bát, nhà vệ sinh hoặc sàn nhà tắm. Mùi này thường xuất phát từ sự tích tụ của chất thải hữu cơ, dầu mỡ, tóc rụng hoặc cặn bẩn lâu ngày bám trong đường ống thoát nước. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến nhà vệ sinh có mùi nồng nặc khó chịu, nghiêm trọng hơn mùi này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu hít thở trong thời gian dài. Nếu không xử lý kịp thời, sự ảnh hưởng không chỉ dừng lại ở mức gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe.

Để khử mùi hiệu quả, điều quan trọng là phải làm sạch đường ống định kỳ. Bạn có thể bắt đầu bằng cách đổ nước sôi vào cống mỗi tuần một lần để làm tan mỡ và rửa trôi chất cặn. Kết hợp thêm giấm trắng và baking soda là một cách đơn giản và tự nhiên để khử mùi: đổ nửa cốc baking soda xuống cống, sau đó thêm nửa cốc giấm, để sủi bọt khoảng 15-30 phút rồi xả lại bằng nước nóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể trang bị thêm chiếc phễu ngăn mùi hoặc đặt một ít bã cà phê khô treo ở góc phòng để loại bỏ mùi cống.

Trong trường hợp mùi hôi dai dẳng kèm theo dấu hiệu cống bị tắc nhẹ (ví dụ như sau mỗi lần tắm gội, nước dưới sàn nhà rút khó khăn) thì đó là vấn đề lớn, bạn nên sử dụng các sản phẩm chuyên dụng như bột thông cống Ecosock. Đây là một loại hợp chất có khả năng phân hủy sinh học chất thải hữu cơ trong đường ống, đồng thời khử mùi hiệu quả mà không làm hại đường ống. Chỉ cần đổ trực tiếp xuống miệng cống với liều lượng theo hướng dẫn vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc khi không còn sử dụng nước, sau đó để qua đêm và xả lại vào sáng hôm sau bằng nước ấm. Sử dụng định kỳ 2-4 tuần một lần sẽ giúp giữ cho hệ thống thoát nước luôn sạch và không có mùi.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý:

  • Tránh đổ dầu mỡ hoặc thức ăn thừa vào bồn rửa.
  • Dùng lưới chắn rác để ngăn tóc, rác vụn trôi xuống cống.
  • Đảm bảo các ống siphon (ống hình chữ U dưới bồn rửa) luôn có nước để ngăn mùi từ ống chính bốc ngược lên.

Đừng quên dọn dẹp nhà bếp sau mỗi lần sử dụng

Nhà bếp là nơi thường xuyên diễn ra hoạt động nấu nướng nên rất dễ tích tụ mùi dầu mỡ, thức ăn sống, gia vị và cả thực phẩm bị ôi thiu nếu không được bảo quản đúng cách. Mùi hôi trong khu vực bếp không chỉ gây khó chịu mà còn bám vào rèm cửa, khăn lau, thậm chí lan sang các phòng khác, ảnh hưởng đến không khí chung trong nhà. Để khử mùi hiệu quả, việc đầu tiên cần làm là giữ cho bếp luôn sạch sẽ và thông thoáng sau mỗi lần nấu nướng.

Một thói quen quan trọng là lau sạch bề mặt bếp, bồn rửa và khu vực xung quanh ngay sau khi chế biến thức ăn. Các vết dầu mỡ, vụn thực phẩm hay nước mắm rơi vãi nếu để lâu sẽ bốc mùi và thu hút vi khuẩn. Đừng quên vệ sinh cả các thiết bị như lò vi sóng, lò nướng, máy hút mùi hoặc nồi chiên không dầu bởi đó đều là những nơi dễ tích tụ mùi nhưng thường bị bỏ qua.

Việc cần làm tiếp theo là đừng để bát đĩa bẩn qua đêm. Ai lại không ngán ngẩm khi thấy đống bát đĩa bẩn nằm ngổn ngang trong bồn? Nhưng đừng để sự lười biếng cám dỗ bạn. Thay vì “ngâm” chúng qua đêm, hãy rửa sạch chúng càng sớm càng tốt sau khi bữa ăn kết thúc. Làm như vậy sẽ hạn chế mùi thức ăn lưu lại trong nhà bếp của bạn.

Đừng quên định kỳ kiểm tra và xử lý kịp thời các nguồn mùi tiềm ẩn như tủ lạnh, tủ đựng thực phẩm khô hoặc thực phẩm lâu ngày chưa dùng đến. Vứt bỏ thức ăn hết hạn sử dụng bởi thịt, sữa, khoai tây, rau cải,… là những thực phẩm tạo ra mùi hôi thối kinh khủng khi bị hỏng, bạn sẽ dễ dàng nhận ra ngay khi mở cửa tủ lạnh. Các vi khuẩn làm hỏng thực phẩm có thể sinh trưởng ở nhiệt độ thấp. Vì vậy, hãy kiểm tra tủ lạnh mỗi tuần một lần và vứt bỏ bất kỳ thực phẩm hay hàng hóa nào đã hết hạn. Đồng thời, đừng quên lau sạch vết đổ (nếu có) ngay bằng nước giấm pha loãng để giữ cho tủ lạnh luôn sạch sẽ.

Nếu mùi nặng hoặc thường xuyên xuất hiện, hãy đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động hiệu quả bằng cách mở cửa sổ khi nấu ăn hoặc bật máy hút mùi đúng lúc sẽ giúp giảm tích tụ mùi trong phòng.

Ngoài ra, nếu bạn có thói quen ủ phân compost tại nhà để phục vụ cho mảnh vườn nhỏ của gia đình, đừng quên kiểm tra quanh khu vực này. Mặc dù ủ phân trộn để trồng rau sạch tại nhà đang là xu hướng của nhiều gia đình, phương pháp này không chỉ giúp giảm lượng rác thải hữu cơ ra môi trường, mà còn giúp cải tạo đất cho khu vườn và nuôi dưỡng cây sạch, an toàn, không chứa hóa chất độc hại. Song, thực tế các mẻ ủ luôn có mùi hôi thối, dù thùng ủ đã được đậy kín nhưng các phân tử gây mùi vẫn có thể len lỏi ra bên ngoài. Trong trường hợp này, không có cách nào hiệu quả hơn sản phẩm khử mùi ủ phân chuyên dụng, bạn có thể phun xịt trực tiếp vào mẻ ủ hoặc khu vực xung quanh để bao phủ và trung hòa mùi hôi.

Song song với việc dọn dẹp, bạn có thể áp dụng một số mẹo khử mùi tự nhiên giúp không gian bếp luôn dễ chịu:

  • Đun một nồi nước với vài lát chanh, gừng hoặc lá sả để khử mùi thức ăn sau khi nấu.
  • Đặt một chén giấm hoặc bát baking soda ở góc bếp để hấp thụ mùi hôi trong không khí.
  • Sử dụng than hoạt tính hoặc túi cà phê xay để hút mùi lâu dài.

Mùi thức ăn phân hủy từ bát đĩa bẩn
Thức ăn từ bát đĩa bẩn phân hủy gây mùi khó chịu trong nhà bếp. Ảnh: Free Food Photos.

Làm sạch thảm chùi chân

Là một trong những nơi “nặng mùi” nhất trong nhà của bạn, bởi ngoài mùi hôi từ chính đôi chân của bạn và người thân, thảm còn có thể bao gồm bụi, đất, nước tiểu thú cưng, thức ăn rơi vãi,… Cách dễ nhất để tránh mùi trên thảm là thường xuyên giặt sạch để loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn và làm sạch mùi, phơi khô trước khi sử dụng lại.

Động vật chết

Ban đầu là mùi hôi nhẹ và dần trở nên thối nồng nặc, có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần có thể là dấu hiệu cho thấy một con vật nào đó đã chết trong nhà bạn. Điều này thường xảy ra ở những gia đình nuôi mèo, bởi mèo có thói quen bắt chuột và giấu xác ở các góc khuất trong nhà. Không có bất kỳ cách khử mùi hay hương thơm nào có thể xử lý trong trường hợp này, cách duy nhất là bạn phải lần theo mùi và dọn dẹp xác con vật. Trong nhiều trường hợp, con vật vẫn chưa chết và đó là mùi phân và nước tiểu của chúng.

Diệt nấm mốc và mốc

Nếu bạn ngửi thấy mùi hôi tanh của nấm mốc nhưng không nhìn thấy, nấm mốc có thể phát triển sau tường thạch cao hoặc giấy dán tường, dưới tấm ốp gỗ hoặc trong các bức tường gần đường ống, dưới thảm, gạch trần, dưới bồn rửa,… Nấm mốc và mốc rất thích môi trường có nhiều độ ẩm, vì vậy sự xuất hiện của chúng có thể là dấu hiệu của rò rỉ nước hoặc thông gió kém. Tốt nhất, bạn nên gọi thợ chuyên nghiệp.

Khử mùi nội thất mới

Ngoài những điều kể trên, sự có mặt của những món đồ nội thất mới cũng khiến bạn phát hiện mùi lạ trong nhà. Bộ bàn ghế hoặc tủ bạn vừa mua có thể đang giải phóng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) vào không khí, đó là các loại khí như formaldehyde, toluene,… có thể gây kích ứng mũi và cổ họng, gây đau đầu, chóng mặt,… hay thậm chí có liên quan đến ung thư. Vì thế, bạn nên mở cửa sổ với thời gian tối đa để mùi có thể lưu thông ra ngoài.

Một số cách khử mùi nhà tự nhiên, an toàn

Thay vì dùng sáp thơm hay chai xịt phòng độc hại, bạn có thể cân nhắc thử những cách khử mùi hôi thối trong nhà và làm thơm không khí an toàn hơn.

Sử dụng tinh dầu

Tinh dầu tự nhiên an toàn, không độc hại và dễ sử dụng. Nếu không có máy khuếch tán chuyên dụng, bạn có thể cân nhắc đến một bình xịt nhỏ gọn. Cách làm là trộn 1/2 cốc giấm trắng, 1/2 cốc cồn, 1 thìa cà phê bột ngô và 20 giọt tinh dầu yêu thích vào bình xịt nhỏ. Lắc đều trước mỗi lần sử dụng và xịt tùy nghi vào không gian để khử mùi hôi thối trong nhà.

Hoặc thử đổ baking soda vào túi vải, nhỏ khoảng 5 giọt tinh dầu vào và dùng dây buộc chặt. Sau đó treo ở bất kỳ nơi nào bạn muốn, cách này vừa hấp thụ mùi hôi vừa tạo hương thơm rất hiệu quả.

Sử dụng hương hoa tự nhiên

Hoa cũng là một cách tự nhiên để loại bỏ mùi hôi và thêm một chút hương thơm cho ngôi nhà của bạn. Hãy chọn những loại hoa có hương thơm như: hoa hồng, hoa ly, hoa nhài, hoa lan nam phi, oải hương, đinh đương, mẫu đơn,… cho chậu hoa của bạn và đặt ở nơi có mùi khó chịu.

Đun nóng nồi nước

Một cách khử mùi trong nhà bếp đơn giản và hiệu quả. Đặt nồi nước lên bếp và cho vào đó một hoặc vài thứ có mùi thơm như: quế thanh, đinh hương, vỏ cam/quýt, chanh cắt lát, hương thảo, bạc hà, táo,… và để lửa liu rui. Khi sôi, hơi nước bay lên và mang theo mùi hương tinh dầu lan tỏa khắp phòng.

Xịt một ít Vodka

Rượu vodka rất được ưa chuộng bởi tác dụng kép vừa khử mùi hôi vừa khử trùng không gian hiệu quả. Cho một ít vodka vào bình xịt và xịt vào không gian phòng, hoặc xịt lên các vết bẩn và dầu mỡ cần làm sạch.

Hấp thụ mùi

Đặt bát baking soda hoặc giấm ở gần khu vực dễ phát sinh mùi là cách hiệu quả để hấp thụ mùi hôi. Ngoài ra, có thể cho baking soda vào túi vải và treo ở bất kỳ nơi nào bạn muốn. Cách này có thể hiệu quả với cả mùi thuốc lá và khử mùi cống trong nhà vệ sinh.

Có thể bạn quan tâm

Xem nhiều

Những việc đơn giản bạn có thể làm để giúp bảo vệ đại dương

Những việc đơn giản bạn có thể làm để giúp bảo vệ đại dương

Bảo vệ biển và đại dương là việc làm không của riêng ai. Hãy bắt đầu từ những cách đơn giản nhất mà mỗi người đều có thể làm.

Giải pháp XANH

Khí thải NOx là gì? Tác hại và các biện pháp xử lý khí thải NOx hiện nay

Khí thải NOx là gì? Tác hại và các biện pháp xử lý khí thải NOx hiện nay

Khí thải NOx là tên gọi của nhóm khí độc gồm NO và NO2 gây ô nhiễm môi trường không khí, gây ra hiệu ứng nhà kính và mưa axit....

Chất thải, khí thải & nước thải

Tìm hiểu về Axit Sunfuric (H2SO4) và ứng dụng của hóa chất này

Tìm hiểu về Axit Sunfuric (H2SO4) và ứng dụng của hóa chất này

Axit sunfuric (H2SO4) được biết đến là một trong những hóa chất nguy hiểm nhưng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hiện nay. Để biết thêm về...

Hóa chất ứng dụng

Tìm hiểu về khí Clo: Nguồn gốc, tính chất và ứng dụng thực tiễn

Tìm hiểu về khí Clo: Nguồn gốc, tính chất và ứng dụng thực tiễn

Clo (Chlorine) có công thức hóa học là Cl và công thức phân tử là Cl2, nguyên tử khối là 35.453u. Hôm nay, KPTCHEM sẽ cùng bạn tìm hiểu chi...

Hóa chất ứng dụng

VOC là gì? Nguồn gốc và phân loại VOCs

VOC là gì? Nguồn gốc và phân loại VOCs

VOC (hay VOCs) là thuật ngữ chung của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, một trong những yếu tố làm suy giảm chất lượng không khí trong nhà...

Khám phá

Khí thải SOx là gì? Tác hại và ứng dụng của SOx trong đời sống

Khí thải SOx là gì? Tác hại và ứng dụng của SOx trong đời sống

Khí SOx là tập hợp những loại khí thải độc hại - thành phần quan trọng gây ô nhiễm môi trường, tạo ra chất gây ô nhiễm, mưa axit và...

Chất thải, khí thải & nước thải

Kiểm soát khí thải từ nhà máy nhiệt điện

Kiểm soát khí thải từ nhà máy nhiệt điện

Trong khói thải phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện chứa nhiều thành phần độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe con người. Do...

Chất thải, khí thải & nước thải

SNCR là gì? SCR là gì? Phương pháp nào tốt hơn để giảm NOx?

SNCR là gì? SCR là gì? Phương pháp nào tốt hơn để giảm NOx?

SNCR và SCR là hai trong số những phương pháp xử lý khí thải NOx hiệu quả nhất hiện nay. Trong bài viết này, KPTCHEM sẽ cùng bạn tìm hiểu...

Khám phá

Chất lượng không khí trong nhà là gì? Nguyên nhân khiến IAQ kém?

Chất lượng không khí trong nhà là gì? Nguyên nhân khiến IAQ kém?

Chất lượng không khí trong nhà (IAQ) là chất lượng không khí bên trong các công trình, khu vực sống và làm việc của chúng ta, đóng vai trò quan...

Khám phá

Công nghệ CCUS - “Chìa khóa” quan trọng trong giảm phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu

Công nghệ CCUS - “Chìa khóa” quan trọng trong giảm phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu

Hiện tại, các công nghệ Thu hồi, Sử dụng và Lưu trữ Carbon (CCUS) đang tạo nên xu hướng mới trong xử lý CO2, xung quanh các nguồn ô nhiễm...

Chất thải, khí thải & nước thải

Hướng dẫn sử dụng nước thông cống cực mạnh tại nhà an toàn, đường cống thông thoáng nhanh chóng

Hướng dẫn sử dụng nước thông cống cực mạnh tại nhà an toàn, đường cống thông thoáng nhanh chóng

Sử dụng nước thông cống chuyên dụng là giải pháp thông tắc cống nhanh chóng tức thời. Dù vậy, để việc thông tắc đạt hiệu quả như mong đợi, và...

Mẹo vặt - Thủ thuật

Hệ thống xử lý khí thải SCR - Lợi ích và những lưu ý khi vận hành

Hệ thống xử lý khí thải SCR - Lợi ích và những lưu ý khi vận hành

SCR là công nghệ xử lý khí thải tiên tiến, có thể giảm lượng NOx lên đến 90%. Trong bài viết này, KPTCHEM sẽ chia sẻ về hệ thống xử...

Chất thải, khí thải & nước thải

Online Support
Sale 1
Sale 1
0908 901 955
Sale 2
Sale 2
0909 576 800