Trong nhà máy xử lý nước thải, bọt là một khối bong bóng dính, nhiều nhớt và có màu nâu hình thành trên lớp nước trên cùng. Mặc dù hiện tượng này là khá phổ biến trong các bể hiếu khí, bể thiếu khí và kỵ khí, nhưng khi có quá nhiều bọt sẽ gây cản trở hoạt động của hệ thống và ảnh hưởng đến chất lượng nước thải đầu ra.
Hình ảnh bọt nước thải tại một nhà máy xử lý. Ảnh: Research Gate.
Vì sao bọt nước thải là một vấn đề?
-
Nước thải trong bể sục khí có quá nhiều bọt có thể sẽ tràn và lan ra khắp thiết bị, lan can, sàn nhà và các khu vực khác. Trong trường hợp nghiêm trọng, bọt có thể làm hỏng thiết bị điện hoặc gây trơn trượt mất an toàn. Dọn dẹp “mớ lộn xộn” này sẽ tốn thời gian và tiền bạc mà lẽ ra bạn có thể dành cho những việc khác quan trọng hơn.
-
Từ quan điểm vận hành, bọt nước thải có thể là một cơn ác mộng. Lớp bọt váng được tạo ra từ các sợi như Microthrix Parvicella hoặc Nocardioforms là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ của nhiều vi sinh vật dạng sợi trong hệ thống gây ra mùi hôi và làm tăng SS, BOD ở nước thải đầu ra. Và đôi khi có thể mang chất rắn sinh học hoặc chất hoạt động bề mặt chưa phân hủy vào bể lắng hoặc nước thải sau đó đi ra khỏi nhà máy xử lý, điều đó khiến bạn không được cấp phép.
-
Các chất hoạt động bề mặt sẽ làm biến đổi đặc tính ban đầu của nước thải dẫn đến quá trình hóa lý ban đầu không ổn định, khó kiểm soát pH và ảnh hưởng đến các quá trình xử lý phía sau.
Do vậy, người vận hành hệ thống phải có kinh nghiệm để phát hiện bất thường và sớm điều chỉnh sự cố. Trong bài viết này, KPTCHEM sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách làm giảm bọt nước thải hiệu quả.
Nguyên nhân nước thải tạo bọt?
Việc tạo bọt trong các bể chứa nước thải có thể do nhiều yếu tố gây ra. Trong đó, nguyên nhân nước thải tạo bọt phổ biến là do:
-
Chất hoạt động bề mặt có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, thường là những chất tẩy rửa gia dụng, xà phòng và hóa chất công nghiệp. Đặc tính hoạt động bề mặt của chúng làm giảm sức căng bề mặt của nước giúp tạo bọt dễ dàng hơn.
-
Dầu mỡ và chất béo (FOG) cũng có thể gây bọt trong nước thải. Những chất này có thể cản trở quá trình phân hủy hữu cơ trong hệ thống xử lý nước thải, dẫn đến hình thành bọt.
-
Sự hiện diện của quá nhiều khí N2 hoặc CH4 trong bể, những khí này được tạo ra trong quá trình khử nitrat hoặc trong điều kiện thiếu oxy và giúp tạo ra bọt;
-
Một số loại vi khuẩn cũng có thể tạo ra bọt. Những vi khuẩn này thường được tìm thấy trong các hệ thống xử lý nước thải không được bảo trì đúng cách.
-
Ngoài ra, một số lý do khách quan khiến nước thải tạo bọt như: sục khí, khuấy trộn nhanh, ô nhiễm hữu cơ cao, dư thừa bùn ở bể sinh học, bể hiếu khí thiếu dinh dưỡng,… và nhiều nguyên nhân khác.
Nguyên nhân nước thải tạo bọt? Ảnh: Research Gate.
Cách làm giảm bọt nước thải hiệu quả
Vì mỗi nhà máy xử lý nước thải đều khác nhau nên không có phương pháp giảm bọt chung nào phù hợp cho tất cả. Nhưng có bốn giải pháp đã được chứng minh là có hiệu quả cao bao gồm: phun xịt bọt, phương pháp vật lý, hóa học và sinh học. Trong đó,
1. Phun xịt bọt
Bằng cách sử dụng vòi phun nước để làm vỡ bong bóng và phân tán chúng. Đây là một cách đơn giản và hiệu quả để loại bỏ bọt khỏi nước thải, dù vậy đây không phải là giải pháp tối ưu bởi không thể khắc phục được nguyên nhân cơ bản gây bọt ngay từ đầu.
2. Loại bỏ bọt nước thải bằng phương pháp vật lý
Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng xe hút chân không - loại xe tải chuyên dụng sử dụng máy bơn và ống mềm để hút bọt vào bể chứa. Với tính hiệu quả nhanh chóng tức thời nên phương pháp này thường được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp khi cần giảm bọt ngay lập tức trước khi tìm ra giải pháp lâu dài hơn.
3. Dùng hóa chất phá bọt
Có một số hóa chất có thể được thêm vào nước thải để làm giảm sự hình thành bọt, chúng hoạt động bằng cách phá vỡ các chất hoạt động bề mặt hoặc dầu mỡ gây ra bọt. Cụ thể, khi đưa vào bể hóa chất sẽ nhanh chóng lan ra và ở phía trên mặt của bọt khí làm cho sức căng trên bề mặt của bóng bọt bị suy giảm và vỡ ra. Dùng chất phá bọt trong xử lý nước thải là một phương pháp kiểm soát bọt nhanh chóng và hiệu quả cao, tuy nhiên, nhược điểm của hóa chất là không thể giải quyết được nguyên nhân một cách triệt để. Ngoài ra, một số hóa chất tiềm ẩn rủi ro tạo ra các sản phẩm phụ độc hại trong quá trình hoạt động.
KPTCHEM chuyên tư vấn và cung cấp các hóa chất xử lý nước thải chất lượng, hiệu quả và tối ưu về mặt chi phí cho các nhà máy xử lý nước thải. Hãy liên hệ với chúng tôi hoặc có thể đến trực tiếp trụ sở của chúng tôi tại địa chỉ: Số 62 Đường 64, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh để được hỗ trợ các vấn đề liên quan.
Cách làm giảm bọt trong nước thải hiệu quả. Ảnh: Shutter Stock.
4. Phương pháp sinh học
Là phương pháp bổ sung vi khuẩn có lợi vào hệ thống xử lý nước thải, những vi khuẩn này có thể giúp phá vỡ các chất hữu cơ gây ra bọt. Nếu muốn giải quyết tận gốc vấn đề về bọt nước thải và kiểm soát nó hiệu quả hơn thì đây là giải pháp bạn nên cân nhắc. Việc tăng cường các vi sinh vật được phân lập chuyên biệt sẽ giúp làm giảm hình thành bọt và hiệu quả xử lý lâu dài.
Nếu bạn quyết định chọn phương pháp này, ECOCLEAN sẽ là đối tác tuyệt vời mà bạn có thể tin tưởng. Với hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp chế phẩm sinh học xử lý nước thải, đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm cùng nhiều thành tựu đã đạt được, ECOCLEAN từ lâu đã trở thành một trong những thương hiệu có vị thế trên thị trường Việt Nam. Hãy liên hệ ngay Hotline: 0908.901.955, chúng tôi sẽ mang lại cho bạn một hệ thống ổn định hơn có khả năng tạo ra nước thải đạt chuẩn theo Quy định.
Làm thế nào để ngăn chặn sự hình thành bọt trong xử lý nước thải?
Cách tốt nhất để ngăn chặn sự hình thành bọt trong nước thải là xác định và giải quyết vấn đề ngay từ ban đầu như:
-
Lắp đặt hệ thống xử lý phù hợp.
-
Kiểm tra tính chất nước thải đầu vào và điều chỉnh các chỉ số quan trọng pH, SVI, DO,…
-
Loại bỏ chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ và chất béo đúng cách.
-
Thường xuyên kiểm tra và bảo trì hệ thống xử lý nước thải.
-
Duy trì và nuôi cấy thêm hàm lượng vi sinh trong các bể sinh học bằng cách bổ sung thêm men vi sinh xử lý nước thải.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu những thông tin cơ bản về bọt nước thải. Bằng cách làm theo những lời khuyên ở trên bạn có thể giúp giảm thiểu hoặc nước thải không có bọt, qua đó đảm bảo hệ thống xử lý nước thải hoạt động bình thường.