pH là gì? Cách kiểm tra nồng độ pH trong ao nuôi tôm

pH là yếu tố môi trường quan trọng trong nước nuôi thủy sản, có tính quyết định đến năng suất vụ nuôi. Do vậy, bà con cần kiểm tra nồng độ pH trong ao tôm định kỳ để phát hiện bất thường và khắc phục kịp thời.

 

Tiếp nối chuyên mục nuôi trồng thủy sản kỳ này, KPTChem sẽ cùng bà con tìm hiểu về độ pH là gì - Cách kiểm tra pH trong ao nuôi tôm.

ph là gì? những cách đo ph nước ao nuôi tôm

Để tôm, cá nuôi được khỏe mạnh, khả năng sống cao và phát triển tốt, năng suất vụ nuôi cao thì công tác quản lý ao phải hiệu quả. Trong đó, kiểm soát các yếu tố môi trường của ao nuôi là rất quan trọng, một trong số đó là nồng độ pH trong nước.

pH là gì?

pH là một chỉ số môi trường quan trọng thể hiện chất lượng nước, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của tôm nuôi. Các chỉ số thang đo pH nằm trong khoảng 0-14, trong đó pH càng nhỏ thì tính axit trong nước sẽ càng mạnh, pH càng cao thì tính kiềm càng lớn, pH = 7 là trung tính.

Vì sao phải kiểm tra pH trong nước ao nuôi tôm định kỳ?

Theo các chuyên gia, độ pH thích hợp trong ao nuôi thủy sản luôn dao động từ 6 đến 9 ( riêng với tôm là từ 7 - 8,8). Tùy theo đối tượng nuôi sẽ có khoảng pH thích hợp khác nhau, ví dụ: tôm thẻ chân trắng ( pH = 7,6 - 8,5), tôm sú (pH = 7,2 - 8,8), tôm càng xanh (pH = 7 - 8,5),…

Bên cạnh đó, độ biến động pH trong ngày cũng không được vượt quá 0,5. Bởi pH nước biến động nhiều sẽ làm bùng phát khí độc và gây ra những tác động xấu đến quá trình sinh trưởng của tôm. Cụ thể:

  • Khi pH tăng cao: dẫn đến nồng độ NH3 trong nước tăng khiến tôm nuôi bị ngộ độc, giảm sức đề kháng và dễ nhiễm bệnh, tôm có hiện tượng bị ngạt và nổi đầu,…
  • Khi pH quá thấp: bùng phát khí độc H2S gây ngạt tôm, giảm sức để kháng; khả năng tích trữ khoáng trong cơ thể tôm bị giảm khiến tôm bị mềm vỏ, lột xác không hoàn toàn,…

Theo đó, độ pH trong ao cao hay thấp kéo dài đều không tốt cho tôm, có thể khiến tôm chậm lớn, tiêu hóa kém, còi cọc, giảm khả năng chống chịu với môi trường, hao hụt,…

Những cách kiểm tra nồng độ pH trong ao nuôi tôm phổ biến nhất hiện nay

Với bà con nuôi trồng thủy sản lâu năm, việc định kỳ kiểm tra và cân bằng nồng độ pH nước ao không phải là việc làm quá mới mẻ. Một số cách kiểm tra pH nước phổ biến như:

1. Phương pháp truyền thống

sử dụng giấy quỳ tím kiểm tra ph

Bằng cách lấy mẫu nước trong ao và nhúng giấy quỳ tím vào nước rồi đem đối chiếu với bảng màu để xác định độ pH của nước. Tuy nhiên, tính chính xác của phương pháp này chỉ ở mức độ tương đối, tùy thuộc vào khả năng nhận diện màu của bà con.

2. Sử dụng bộ kit test pH nhanh Sera

Sử dụng bộ kit test pH Sera (Đức) là cách làm rất phổ biến của nhiều bà con nuôi trồng thủy sản hiện nay. Với ưu điểm: gọn nhẹ, dễ sử dụng, cho kết quả nhanh chóng có độ chính xác cao, số lần test lên đến 100 lần, giá thành rẻ phù hợp với khả năng tài chính của nhiều hộ nuôi.

sử dụng bộ kit test ph sera

Cách kiểm tra pH nước bằng kit test Sera:

  • Bước 1: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
  • Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra.
  • Bước 3: So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: Đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng.
  • Bước 4: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra.

Để kết quả đo chính xác nhất, bà con cần lưu ý làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Đừng quên lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng.

3. Sử dụng bút đo pH

Nếu như kết quả kiểm tra pH của phương pháp sử dụng giấy quỳ tím hay những bộ kit test chỉ ở mức tương đối do chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố: ánh sáng, môi trường đo, khả năng nhận biết màu sắc,… thì bút đo pH sẽ cho kết quả chính xác hơn.

sử dụng bút đo ph hanna hi98107

Cụ thể, KPTChem muốn đề cập đến chiếc bút đo pH HI98107 của thương hiệu Hanna. Thiết bị đo pH chuyên dụng của thương hiệu đến từ Romania này là một trong những công cụ tuyệt vời để kiểm tra nồng độ pH trong nước.

Cách thực hiện đơn giản và quá trình kiểm tra tương đối nhanh chóng, bà con chỉ cần nhúng đầu đo vào nước và ấn nút, độ pH sẽ nhanh chóng được hiển thị trên màn hình điện tử.

4. Sử dụng máy đo pH

Đây là thiết bị đo độ pH chuyên dụng và hiện đại nhất, cho kết quả tuyệt đối khi kiểm tra. Chính vì vậy, giá thành cho các thiết bị này thường tương đối cao, phù hợp dùng trong phòng thí nghiệm và một số ít hộ nuôi có nhu cầu sử dụng.

sử dụng máy đo pH Hanna Edge Blu HI2202 02

Bà con có thể tham khảo máy đo pH Hanna Edge Blu HI2202-02 không dây, tích hợp công nghệ bluetooth hiện đại. Thiết kế dạng máy tính bảng mỏng nhẹ với màn hình lớn đến 5.5 inch, có thể sử dụng đa chức năng: cầm tay, để bàn và treo tường. Chỉ cần nối máy với đầu đo rồi cho đầu đo vào trong cốc chứa mẫu nước, giữ yên máy trong 1-2 phút, mọi thông tin cần thiết sẽ được hiển thị trên màn hình.

Những câu hỏi thường gặp - FAQs

pH cao ảnh hưởng đến tôm như thế nào?

Tôm sẽ tiêu hóa chậm và khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém do các chức năng của gan tụy và ruột bị ảnh hưởng, tôm chậm lớn, dễ bị stress,… Dưới áp lực của pH cao trong ao nuôi kéo dài sẽ làm giảm khả năng đề kháng của tôm, số lượng vi khuẩn có lợi trong cơ thể tôm bị giảm thấp, tôm bị dị tật hoặc phát triển không bình thường.

pH thấp ảnh hưởng đến tôm như thế nào?

Hệ vi sinh đường ruột tôm bị mất cân bằng, suy yếu các chức năng bảo vệ đường ruột khiến tôm khó hấp thụ protein và carbohydrate, đồng thời tạo điều kiện cho các chủng vi khuẩn vibrio spp, photobacterium,… tăng lên gây hại cho tôm.

Cách hạ pH ao nuôi tôm?

Khi pH > 8,3 sử dụng mật rỉ đường 0,3 kg/1.000m2 (kết hợp men vi sinh) để tăng cường vi khuẩn hoạt động phân hủy các chất hữu cơ (phân tôm, thức ăn thừa, vỏ tôm) tích tụ dưới đáy ao, thực hiện vào buổi sáng để làm giảm pH ao nuôi tôm.

Cách tăng pH ao tôm?

Hòa tan 20 - 30 kg CaO/1.000.m3 với nước sạch, khuấy cho thật loãng và tạt đều khắp ao, thực hiện vào buổi chiều tối, lúc trời mưa hoặc khi thời tiết mát mẻ để pH tăng nhanh.

Tóm lại, pH là một trong những yếu tố môi trường quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của tôm và thủy sản nuôi. Việc kiểm tra pH cần được thực hiện định kỳ xuyên suốt vụ nuôi nhằm phát hiện bất thường, từ đó có hướng khắc phục nhanh chóng. Với những cách kiểm tra pH trên đây, KPTChem hy vọng bà con sẽ kiểm soát pH nước ao nuôi tốt hơn, nhất là với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Chúc bà con vụ mùa bội thu!

Đừng quên theo dõi KPTChem để cập nhật những kiến thức nuôi trồng thủy sản nhanh chóng nhé!

 
  • Từ khóa liên quan:
  • pH là gì
  • cách kiểm tra pH trong ao nuôi tôm
  • bút đo ph
  • máy đo ph
  • đo ph trong nước như thế nào
  • đo ph bằng giấy quỳ tím
Online Support
0908 901 955
0909 576 800