Ứng dụng của hóa chất trong xử lý khí thải công nghiệp

Trong bài viết này, KPTCHEM sẽ giới thiệu về ứng dụng của hóa chất trong xử lý khí thải công nghiệp tại các nhà máy, xí nghiệp hiện nay. Các ưu điểm, nhược điểm và cách thực hiện để quá trình xử lý khí thải bằng hóa chất đạt hiệu quả cao.

Ứng dụng hóa chất trong xử lý khí thải công nghiệp

Khí thải nhà kính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và hầu hết sinh vật sống trên Trái Đất. Trên thực tế, khí thải có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, như các hoạt động công nghiệp, giao thông, nông nghiệp,... và thậm chí là đến từ các hộ gia đình. Để giải quyết vấn đề này, các hệ thống xử lý khí thải đã được nghiên cứu và áp dụng phương pháp xử lý phù hợp như phương pháp vật lý, phương pháp sinh học, phương pháp hóa học…

Xử lý khí thải bằng hóa chất là gì?

Là phương pháp xử lý khí thải sử dụng các chất hóa học phù hợp có khả năng hấp thụ, phản ứng hoặc chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí thải thành các sản phẩm ít độc hại hơn hoặc không độc hại trước khi được thải ra bầu khí quyển. Phương pháp này được thực hiện trong các thiết bị xử lý khí thải như tháp hấp thụ, bể trung hòa, bộ lọc hóa học, lò phản ứng,...

Phương pháp này có thể xử lý được nhiều loại khí thải khác nhau như khí thải chứa bụi, khói, hơi, khí độc, khí nhà kính,... Các hóa chất dùng trong xử lý khí thải thường được ứng dụng để thực hiện các công việc sau:

  • Loại bỏ hạt bụi: Hóa chất có thể được sử dụng để hấp thụ hoặc kết tủa hạt bụi từ khí thải, làm cho không khí trở nên sạch hơn.
  • Giảm NOx và SOx: Một số chất hóa học được sử dụng làm chất xúc tác (nh3 lỏng, đạm ure) trong công nghệ SNCR / SCR làm giảm nồng độ các oxit nitơ và lưu huỳnh trong khí thải, giúp không khí sạch hơn trước khi thải ra khí quyển.
  • Loại bỏ VOCs: Hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs) thường gây ra ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, đây còn là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà và gây ra các vấn đề về sức khỏe. Sử dụng hóa chất phù hợp có thể giúp loại bỏ VOCs khỏi khí thải.
  • Khử mùi của khí thải: Trong một số trường hợp, việc xử lý khí thải cũng liên quan đến việc loại bỏ mùi hôi từ các quá trình sản xuất.

Các hóa chất được ứng dụng như thế nào trong xử lý khí thải?

Nhờ các phản ứng hóa học mà các chất khí độc có trong khí thải được biến đổi thành các chất khí không độc hại. Quá trình này bao gồm sự phản ứng giữa các hợp chất lỏng như nước và các dung dịch bazơ như KOH, NaOH, Na2CO3, K2CO3, Ca(OH)2, CaCO3. Những chất này hoàn toàn hấp thụ một số khí độc như C, CO, CO2, NOx có trong khí thải.

Thêm vào đó, xúc tác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi các phân tử khí cần xử lý thành pha lỏng thông qua quá trình hòa tan các chất hóa học khi chúng tiếp xúc với nhau. Kết quả là tạo ra các hợp chất mới tan hoàn toàn trong nước, ít độc hại hoặc không độc hại đối với môi trường.

Nhờ sử dụng các phản ứng hóa học này, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất đã có khả năng giảm thiểu sự sản xuất các chất mới gây ô nhiễm môi trường. Điều này đã được áp dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như luyện kim đen, khu công nghiệp, xử lý khí thải sinh hoạt, xử lý khí thải y tế, và xử lý khí thải nông nghiệp. Đóng góp một phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe con người.

vận chuyển hóa chất xử lý khí thải
Hóa chất xử lý khí thải Amoniac lỏng được vận chuyển bằng xe bồn chuyên dụng để đảm bảo an toàn. Ảnh: KPTCHEM.

Ưu điểm và nhược điểm khi dùng hóa chất trong xử lý khí thải

Ưu điểm của hóa chất xử lý khí thải

Xử lý khí thải bằng hóa chất có nhiều ưu điểm so với các phương pháp xử lý khí thải khác, như:

  • Hiệu quả xử lý cao: Hóa chất có thể xử lý được nhiều loại khí thải khác nhau, với nồng độ và lưu lượng khác nhau. Với phương pháp, khí thải có thể được loại bỏ hầu hết các chất ô nhiễm và đạt được Tiêu chuẩn xả thải theo quy định.
  • Dễ dàng điều chỉnh và kiểm soát: Có thể điều chỉnh được các thông số như nồng độ, lưu lượng, pH, nhiệt độ,... của khí thải và chất hóa học để đảm bảo hiệu quả xử lý. Việc sử dụng hóa chất cũng có thể kiểm soát được các quá trình hấp thụ, phản ứng hoặc chuyển hóa của các chất ô nhiễm trong khí thải.
  • Dễ dàng vận hành và bảo trì: Thiết bị xử lý đơn giản, dễ lắp đặt và vận hành, không cần nhiều nhân công và chi phí để bảo trì và sửa chữa.

Nhược điểm

  • Tốn kém chi phí: Phương pháp xử lý khí thải hóa học cần sử dụng nhiều hóa chất phù hợp để xử lý khí thải, đòi hỏi chi phí mua sắm và bảo quản cao. Bên cạnh đó cũng tốn nhiều năng lượng để vận hành và kiểm soát các thiết bị xử lý.
  • Sinh ra chất thải hóa học: Các hóa chất dư thừa do không phản ứng hoàn toàn từ quá trình hấp thụ, phản ứng hoặc chuyển hóa của các chất ô nhiễm trong khí thải có thể tạo ra chất thải hóa học gây ô nhiễm cho môi trường và cần được xử lý tiếp theo ở các phương pháp khác.

Hóa chất xử lý khí thải đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động xấu của khí thải công nghiệp lên môi trường và sức khỏe con người. Giải pháp này đã đóng góp một phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng không khí. Để tìm hiểu thêm về các loại hóa chất xử lý khí thải và cách chúng hoạt động, hãy liên hệ KPTCHEM để được tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng nhé!

  • Từ khóa liên quan:
  • các phương pháp xử lý khí thải
  • phương pháp xử lý khí thải bằng phương pháp hóa học
  • hóa chất
  • denox
  • ứng dụng hóa chất trong xử lý khí thải
Online Support
0908 901 955
0909 576 800