Kỳ này, KPTCHEM xin được giải đáp những câu hỏi của bạn đọc liên quan đến xút ăn da trong thời gian gần đây.
1. Xút ăn da là gì?
Xút hay xút ăn da có công thức hóa học là NaOH (đọc là natri hydroxit), là một hợp chất vô cơ bao gồm các anion hydroxide (OH-) và cation natri (Na+). Nó còn được gọi với nhiều tên như: lye, caustic soda,… Hợp chất này dễ hòa tan trong nước tạo ra dung dịch kiềm mạnh nên còn được gọi là kiềm NaOH, hấp thụ carbon dioxide và độ ẩm dễ dàng. Bạn có thể tìm hiểu thêm khái niệm và tính chất trong bài NaOH là chất gì.
2. Xút trông như thế nào?
Ở dạng rắn, natri hydroxit có màu trắng hoặc màu ngọc trai. Xút lỏng hay dung dịch NaOH không màu, trong suốt hoặc màu trắng đục, không mùi.
3. Xút ăn da độc hại như thế nào với con người?
Vì là một hợp chất có tính kiềm cao và phân hủy protein ở nhiệt độ phòng nên nó có thể gây hại cho mọi sự sống. Cơ thể con người có thể bị phơi nhiễm trong quá trình sản xuất và xử lý xút ăn da dưới dạng rắn hoặc dung dịch đậm đặc. Nó ăn mòn tất cả các mô của cơ thể, hơi hóa chất gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt và hệ hô hấp.
Cụ thể, khi tiếp xúc với da sẽ gây ra vết bỏng hóa chất làm bỏng da, nứt da và đóng vảy trắng; khi vô tình nuốt phải sẽ ăn mòn môi, miệng, lưỡi, cổ họng, gây ra các cơn đau bụng và thực quản nghiêm trọng; gây tổn thương mắt, thậm chí là mù lòa; kích ứng nghiêm trọng cho mũi và khoang mũi bằng cách ăn mòn màng nhầy,...
Dù vậy, xút được sử dụng rất rộng rãi, chẳng hạn như các loại xà phòng, chất thông cống, chất tẩy rửa gia dụng chất tẩy rửa lò nướng mà chúng ta vẫn thường dùng; hấp thụ khí độc trong các nhà máy công nghiệp;…
4. NaOH là axit hay bazo?
Natri hydroxit là một loại muối kiềm còn được gọi là Lye, tên này được đặt do tính chất ăn mòn của muối này trên các mô động vật và thực vật. Khi tiếp xúc, NaOH làm quỳ tím chuyển màu xanh.
5. Các chất phản ứng được với dung dịch NaOH
Natri hydroxit mang đầy đủ tính chất của một bazơ mạnh nên các chất phản ứng được với dung dịch NaOH là axit, oxit axit, nước, dung dịch muối, một số kim loại và phi kim. Trong đó:
- Sản phẩm của phản ứng giữa NaOH với axit là muối và nước. Ví dụ:
-
HCl + NaOH → NaCl + H2O
-
NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
- Phản ứng giữa NaOH với oxit axit thường được dùng trong quá trình lọc khí độc có tính axit phát thải từ quá trình đốt than, sản phẩm tạo ra là muối và nước. Ví dụ:
-
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
-
NaOH + H2S → NaHS + H2O
- Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là các kim loại lưỡng tính như: nhôm, kẽm, thiếc, chì, titan,… và các phi kim như: halogen (F, Cl, Br, I, At, Ts), S, P. Sản phẩm tạo thành là bazơ và kim loại mới. Ví dụ:
-
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
-
4P + 3NaOH + 3H2O → PH3↑ + 3NaH2PO2
-
3S + 6NaOH → Na2SO3 + 2Na2S + 3H2O
Fe có tác dụng với NaOH không?
Ở nhiệt độ phòng, NaOH không tác dụng với Fe (sắt) vì kim loại này chỉ tan trong axit và không tan trong bazơ. Nhưng ở nhiệt độ cao trên 500°C, Fe có tác dụng với NaOH theo phản ứng thu nhiệt tạo thành oxit sắt (III), kim loại natri và khí hydro.
4Fe + 6NaOH → 6Na + 2Fe2O3 + 3H2
Phenol có tác dụng với NaOH không?
Phenol (hay axit carbolic) là một hợp chất hữu cơ thơm có tính axit yếu, mặc dù không tan được trong nước nhưng phenol có tác dụng với dung dịch NaOH.
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
- NaOH phản ứng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới. Các muối được dùng bao gồm:AlCl3, MgCl2, NaHCO3, Ca(HCO3)2,… Ví dụ:
-
NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NaCl
-
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl
CuSO4 có tác dụng với NaOH
Khi đồng sunfat phản ứng với natri hydroxit trong dung dịch nước, hai hợp chất mới tạo thành gồm: đồng (II) hydroxit (Cu(OH)2) kết tủa màu xanh và natri sunfat (Na2SO4).
2NaOH + CUSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
6. Chất nào không tác dụng với NaOH?
- Anilin không tác dụng với NaOH vì nó là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm amin có tính bazơ yếu và thường không phản ứng với các bazơ mạnh như natri hydroxit.
- Ancol etylic không tác dụng với NaOH vì hầu hết rượu (C2H5OH hoặc C2H6O) có tính axit yếu hơn nước, trong điều kiện thông thường NaOH không làm thay đổi cấu trúc hoặc tính chất của rượu ethanol.
- Mg không tác dụng với dung dịch NaOH. Ngoại trừ Beri, tất cả kim loại kiềm thổ bao gồm cả magie đều không có tính chất lưỡng tính mà chỉ là bazơ. Mặt khác, Mg phản ứng kém hơn so với Na nên không có khả năng đẩy natri ra khỏi phân tử NaOH. Vì vậy, phản ứng Mg + NaOH không thể xảy ra trong điều kiện bình thường.
- Crom không tác dụng với NaOH ở bất kì điều kiện nào, ngay cả NaOH đặc nóng. Do lớp màng oxit bảo vệ bề mặt của Cr khiến nó trở nên trơ trong môi trường kiềm mạnh như NaOH.
7. Các chất tan trong dung dịch NaOH gồm: Zn, Na, Al, Al2O3,…
Hy vọng bài viết này cung cấp những kiến thức hóa học bổ ích cho bạn trong công việc và học tập. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về hóa chất, đừng ngại gửi thư cho chúng tôi ngay nhé!