(nghan…@gmail.com) - Sử dụng kit test có kiểm tra được chính xác các chỉ tiêu chất lượng nước trong ao nuôi quảng canh hay không?
Bạn đọc thân mến!
Kit test là bộ dụng cụ kiểm tra nhanh các chỉ tiêu môi trường nước, thường được thiết kế dạng nhỏ gọn, thao tác đơn giản, cho kết quả trong vài phút dựa vào sự thay đổi màu sắc hoặc phản ứng hóa học.
Việc sử dụng kit test để đo các chỉ tiêu môi trường nước là một giải pháp đánh giá chất lượng ao nuôi phổ biến và tiện lợi trong ao nuôi quảng canh. Tuy nhiên, mức độ chính xác và hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là phân tích chi tiết để bạn có thể đánh giá liệu kit test có phù hợp với tình hình thực tế của ao nuôi hay không.
Ưu điểm của kit test trong kiểm tra nước ao quảng canh
-
Nhanh chóng và dễ sử dụng: Không cần thiết bị phức tạp hay chuyên môn cao.
-
Tiết kiệm chi phí: Rẻ hơn rất nhiều so với các phương pháp phân tích phòng thí nghiệm.
-
Tiện lợi tại hiện trường: Có thể kiểm tra thường xuyên ngay tại ao mà không cần lấy mẫu mang đi.
Những hạn chế khi dùng kit test
1. Độ chính xác thấp hơn phòng thí nghiệm
Một số bộ kit test nhanh chỉ cho kết quả mang tính định tính (màu sắc) hoặc bán định lượng, không chính xác tuyệt đối như trong phân tích phòng thí nghiệm. Sai số có thể cao nếu thao tác không đúng kỹ thuật hoặc điều kiện thời tiết ảnh hưởng. Ngoài ra, việc đọc màu sai lệch hoặc thao tác không chuẩn cũng có thể làm sai số kết quả.
2. Giới hạn về chỉ tiêu kiểm tra:
Kit test thường chỉ đo được các chỉ tiêu cơ bản như:
-
pH
-
Độ kiềm, độ cứng
-
Amoni (NH₄⁺/NH₃)
-
Nitrit (NO₂⁻)
-
Nitrat (NO₃⁻)
-
Oxy hòa tan (DO)
-
Không đo được các chỉ tiêu nâng cao, các chất độc hại như kim loại nặng (As, Pn, Hg,…), thuốc BVTV, vi khuẩn gây bệnh, tảo độc,… đều không thể kiểm tra bằng kit thông thường.
3. Không phù hợp cho phân tích chuyên sâu hoặc nghiên cứu lâu dài:
Các dự án kiểm soát môi trường nghiêm ngặt, nuôi thâm canh, hoặc cần dữ liệu chính xác để xử lý sự cố môi trường đều cần phòng phân tích đạt chuẩn.
Tóm lại, với mô hình nuôi quảng canh, kit test có phù hợp không?
CÓ, nhưng chỉ phù hợp để theo dõi thường xuyên và kịp thời phát hiện bất thường. Vì môi trường nuôi quảng canh thường ít biến động mạnh, mật độ thưa và ít cho ăn công nghiệp, nên việc theo dõi các chỉ tiêu cơ bản bằng kit test là đủ để đánh giá sơ bộ chất lượng nước. Nên đo định kỳ (2–3 lần/tuần) vào các thời điểm cố định trong ngày (sáng, chiều) để theo dõi xu hướng thay đổi. Có thể sử dụng kết hợp nhiều loại kit test để tăng mức độ bao phủ các chỉ tiêu.
Tuy nhiên, trong những trường hợp nghi ngờ môi trường ao bị ô nhiễm nặng (mùi hôi thối, bùn đáy đen, màu nước bất thường,…) hoặc khi thủy sản có dấu hiệu bệnh mà bộ kit không phát hiện được nguyên nhân, tốt nhất nên mang mẫu đến phòng thí nghiệm để phân tích chuyên sâu.
Một số dấu hiệu rõ ràng giúp bà con nhận biết ao nuôi quảng canh đang bị ô nhiễm nặng, cần xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến năng suất vụ:

Một ao nuôi tôm quảng canh. Ảnh: Google.
1. Màu nước thay đổi bất thường
Màu nước
|
Nguyên nhân thường gặp
|
Cảnh báo
|
Xanh đậm như reeu
|
Tảo phát triển quá mức
|
Nguy cơ thiếu oxy ban đêm, tảo tàn gây độc,…
|
Nâu đỏ, nâu đen
|
Chất hữu cơ lắng đọng, bùn đáy ô nhiễm
|
Môi trường yếm khí, độc tố tích tụ,…
|
Nước trong bất thường
|
Thiếu vi sinh vật, hệ sinh thái mất cân bằng
|
Tôm cá chậm lớn, pH dao động mạnh, thiếu oxy vào buổi sáng sớm,…
|
Nước nổi ván dầu, váng trắng, váng bọt
|
Quá tải chất thải, vi sinh vật bị suy giảm
|
Mất cân bằng sinh thái, dễ bùng phát dịch bệnh,…
|
2. Động vật nuôi có biểu hiện bất thường
-
Tôm, cá nổi đầu vào sáng sớm: Thiếu oxy hòa tan, có thể do tảo tàn, phân hủy hữu cơ nhiều.
-
Ăn kém, bỏ ăn: Do chất lượng nước xấu, có độc tố (NH₃, NO₂⁻), hoặc pH dao động mạnh.
-
Lờ đờ, bơi vòng tròn, tụ góc ao: Dấu hiệu sốc môi trường, thiếu oxy hoặc nhiễm bệnh.
-
Thân chuyển màu bất thường, đốm đen, đỏ mang, đục mắt…: Nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn.
-
Tỷ lệ chết tăng nhanh mà không rõ nguyên nhân cụ thể → Ao đang bị ô nhiễm hoặc nhiễm bệnh lan rộng.
3. Các chỉ tiêu môi trường vượt ngưỡng an toàn
Chỉ tiêu
|
Ngưỡng an toàn
|
Khi vượt ngưỡng
|
pH
|
7.5 - 8.5
|
< 6.5 hoặc > 9 → sốc pH
|
Oxy hòa tan (DO)
|
≥ 5 mg/L
|
< 3 mg/L → vật nuôi ngạt, nổi đầu
|
Amoni (NH3)
|
< 0.1 mg/L
|
> 0.3 mg/L → gây độc, chết hàng loạt
|
Nitrit (NO2-)
|
< 0.2 mg/L
|
> 0.3 mg/L → ảnh hưởng huyết sắc tố
|
Độ kiềm
|
80 - 150 mg/L CaCO3
|
< 40 ml/L → hệ đệm yếu, pH dao động mạnh
|
4. Mùi hôi thối, bùn đáy đen
-
Mùi tanh, hôi chua, mùi trứng thối (khí H2S): Dấu hiệu chất hữu cơ phân hủy yếm khí, sinh khí độc.
-
Bùn đáy đen, dẻo, bám dính: Tích tụ phân, vỏ tôm, thức ăn dư thừa lâu ngày, cần cải tạo.
Nếu gặp một hoặc nhiều dấu hiệu trên, cần:
-
Giảm lượng thức ăn, đồng thời tăng cường khởi động hệ thống quạt nước.
-
Bổ sung chế phẩm vi sinh, kết hợp cải tạo đáy ao.
-
Xử lý nước bằng vôi, zeolite, hoặc thay nước nếu cần.