Sử dụng chất tẩy rửa lò nướng có thật sự an toàn?

Chất tẩy rửa lò nướng chuyên dụng là chuyên gia thực sự trong việc làm sạch các lớp mỡ và cáu cặn tích tụ hiệu quả. Nhưng, việc sử dụng chúng thường xuyên có mang lại sự an toàn? Hãy cùng KPTCHEM tìm hiểu những hóa chất nào được sử dụng trong sản xuất chất tẩy rửa lò nướng để tìm ra câu trả lời nhé!

Sử dụng chất tẩy rửa lò nướng có thật sự an toàn?

Từ lâu, hóa chất đã là một phần không thể thiếu trong các sản phẩm tẩy rửa gia dụng, và dung dịch tẩy rửa lò nướng là một thí dụ. Theo thời gian, nhiều lớp dầu mỡ, bụi và cáu cặn từ việc nấu nướng sẽ tích tụ lại bên trong lò nướng, một trong số chất bẩn này thậm chí có thể dẫn đến rỉ sét.

Việc làm sạch dầu mỡ vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn ở những không gian chật hẹp như bên trong lò nướng. Vì vậy, sự có mặt của chất tẩy rửa chuyên dụng là “chìa khóa” giúp các chị em nội trợ giải quyết vấn đề này. Không ngoa khi nói rằng đó là các chuyên gia thực sự trong việc loại bỏ hiệu quả các lớp mỡ và cặn thức ăn tích tụ lâu ngày.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng sự xuất hiện của các hợp chất hóa học trong thành phần của chất tẩy rửa lò nướng khiến chúng không an toàn để sử dụng. Vậy, nhận định này có thật sự đúng? Hãy cùng KPTCHEM tìm hiểu xem đó là những hóa chất nào để tìm ra câu trả lời nhé!

Trong chất tẩy rửa lò nướng có những hóa chất nào?

Chất tẩy rửa lò nướng là sản phẩm được thiết kế để hòa tan và loại bỏ nhiều loại vết bẩn khác nhau tích tụ bên trong lò nướng, bao gồm dầu mỡ, cặn bẩn và mảng bám. Vì vậy, phải cần đến những hóa chất mạnh để có thể làm sạch hiệu quả các vết bẩn cứng đầu nhất. Trong đó, có thể kể đến như ete, natri hydroxit, dichloromethane, ethylene glycol,...

1. Xút ăn da

Là một hóa chất độc hại có công thức là NaOH (còn được gọi là xút, xút lỏng hoặc natri hydroxit), nó là một trong những hóa chất phổ biến nhất được sử dụng trong xà phòng, dầu gội đầu, dung dịch thông tắc cống và tất nhiên là cả chất tẩy rửa. Bạn có thể xem lại bài xút ăn da là gì để biết rõ hơn về các đặc tính hóa học của nó.

Với tính ăn mòn cao, xút ăn da là chuyên gia trong việc loại bỏ các chất hữu cơ và dầu mỡ tích tụ trong cống, lò nướng và đường ống. Cụ thể, khi sử dụng dung dịch tẩy rửa, nhiệm vụ của xút là phá vỡ các liên kết phân tử của chất hữu cơ bám trên bề mặt. Sau đó, nó sẽ làm lỏng và phân hủy chất này, giúp cho việc loại bỏ vết bám bẩn dễ dàng hơn.

Tác hại của NaOH phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nồng độ hóa chất, thời gian tiếp xúc, cách tiếp xúc (chạm, hít hoặc uống). Theo các chuyên gia, màng nhầy ở mũi, họng, phổi và hệ thống phế quản rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương ngay cả khi chỉ tiếp xúc với một lượng nhỏ natri hydroxit. Nếu tiếp xúc với nồng độ cao chất này có thể tạo ra các vết thương nghiêm trọng ở các bộ phận kể trên, dẫn đến có thể bị thương tật vĩnh viễn thậm chí tử vong.

Nếu để hóa chất bắn lên da bạn, nhẹ gây viêm da và kích ứng bong tróc, nặng sẽ tạo thành các vết bỏng hóa chất để lại di chứng lâu dài. Ăn hoặc nuốt có thể gây bỏng nặng và nôn mửa ngay lập tức, khó nuốt, tiêu chảy hoặc đau ngực và dạ dày.

2. Hợp chất ete

Ete (hay ether) là tên gọi chung cho một lớp hóa chất hữu cơ có cấu trúc rất giống với rượu. Vì chúng không liên kết hydro với nhau nên có thể hòa tan chất tan dễ dàng hơn nhiều, điều này khiến chúng trở thành dung môi hiệu quả và được ứng dụng phổ biến để hòa tan dầu, mỡ, nhựa và sáp. Đây là lý do tại sao các hợp chất ete có mặt trong thành phần của chất tẩy lò nướng.

Mặc dù có nhiều loại ete khác nhau có thể được sử dụng, nhưng tất cả chúng đều có mức độ độc hại tương tự nhau. Cụ thể, vì là chất dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng nên bạn sẽ dễ dàng hít phải chúng và gặp phải các triệu chứng như kích ứng niêm mạt mắt và hô hấp. Nếu hít phải nồng độ cao sẽ gây ra cảm giác say xỉn, chóng mặt và thậm chí là liệt hô hấp.

3. Ethylene glycol

Một hóa chất độc hại khác được sử dụng trong dung dịch làm sạch lò nướng là ethylene glycol - một chất lỏng không mùi, không màu, vị ngọt, có công thức hóa học là C2H6O2 hoặc (CH2OH)2. Tuy nhiên, đừng để vị của chúng đánh lừa vì đây là hóa chất cực độc nếu nuốt phải.

Trong cơ thể, etylen glycol chuyển hóa thành axit glycolic, sau đó chuyển hóa thành axit oxalic. Khi kết hợp với canxi, oxalic tạo ra các tinh thể canxi oxalat và tích tụ trong các cơ quan quan trọng. Sự tích tụ của các tinh thể này có thể gây suy thận, mất ý thức, tổn thương não và thậm chí là gây tử vong.

Trên thực tế, hóa chất này có nhiều công dụng nhưng nó được biết đến rộng rãi như là thành phần chính trong chất chống đông ô tô, dầu phanh thủy lực, một số loại mực in,… Nhưng nó cũng được dùng để sản xuất chất tẩy rửa lò nướng vì tính hiệu quả trong việc hòa tan mỡ.

Xúc ăn da thường được dùng trong chất tẩy rửa lò nướng
Xút thường được sử dụng trong chất tẩy rửa lò nướng vì nó có tính kiềm cao, dễ dàng phân hủy dầu mỡ. Ảnh: Stock.

4. Methylene cloride

Cuối cùng trong danh sách này là methylene cloride (CH2Cl2), còn gọi là dichloromethane hoặc DCM - một dung môi được ứng dụng rộng rãi trong chất tẩy sơn, chất tẩy dầu mỡ, khử caffeine trong hạt cà phê,…

Mặc dù vậy, hóa chất này được phân loại là chất gây ung thư, nguy hiểm khi hít phải và không được tiếp xúc trực tiếp với da tay. Vì thế, khi sử dụng sản phẩm có chứa hóa chất này để làm sạch lò nướng hoặc vật dụng bất kỳ, hãy luôn trang bị đồ bảo hộ và mở cửa thoáng khí.

Làm thế nào để làm sạch lò nướng an toàn và không độc hại?

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi nhiều loại hóa chất độc hại như vậy lại được sử dụng vào mục đích làm sạch vật dụng có thể tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Đơn giản, vì chúng giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng.

Hãy thử nghĩ xem, làm thế nào để bạn có thể làm sạch những vết bẩn cứng đầu nhất khi các sản phẩm làm sạch thông thường không làm được? Đặc biệt là các nhà hàng, quán ăn hay các cơ sở chế biến thực phẩm, nơi có khối lượng dầu mỡ và cặn thức ăn cần làm sạch hàng ngày rất lớn.

Nhưng đi kèm với đó vẫn có những rủi ro, và rủi ro tăng lên khi tần suất và số lượng sử dụng tăng lên. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người làm việc trong nhà hàng và các doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng nhiều lò nướng. Vì thế, nếu bạn không thể tránh sử dụng hóa chất độc hại, hãy hạn chế lạm dụng chúng và phải luôn rửa sạch lò nướng để loại bỏ mọi cặn bẩn có thể có. Và thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như mang đồ bảo hộ (găng tay, khẩu trang, kính mắt,…) và có thể pha loãng chất tẩy rửa lò nướng nếu lo ngại nó quá đậm đặc.

Tại các gia đình, chúng ta có thể kiểm soát mọi thứ mà không nhất thiết phải dùng đến hóa chất độc hại. Trung bình, mỗi hộ sẽ có khoảng 1-2 chiếc lò nướng, và với một vài công thức làm chất tẩy rửa an toàn từ các nguyên liệu sẵn có, việc làm sạch chúng không quá khó khăn, miễn là bạn đảm bảo vệ sinh chúng càng sớm càng tốt sau khi sử dụng. Chỉ cần hai thành phần chính gồm baking soda (một chất kiềm) và giấm (một chất axit), cách thực hiện như sau:

  • Trộn baking soda với nước để tạo thành một hỗn hợp sệt. Rác hỗn hợp này lên bề mặt lò nướng để baking soda có thể phân hủy mỡ.
  • Để yên một lúc rồi xịt một ít giấm lên lò nướng, lúc này sẽ thấy xuất hiện phản ứng sủi bọt. Tiếp tục để như vậy trong khoảng 5 phút, nên nhớ thời gian càng lâu càng tốt để đảm bảo rằng tất cả chất bẩn đều được phân hủy.
  • Cuối cùng, dùng khăn lau sạch hỗn hợp và chùi rửa lò như bình thường.

Mặc dù cách làm sạch lò nướng này an toàn và không độc hại với con người cũng như môi trường, nhưng nó có thể gây ra các tác động có hại cho lò nướng của bạn. Chẳng hạn như baking soda có thể làm biến đổi màu nhôm, vì vậy hãy đảm bảo tháo bỏ mọi giá đỡ lò nướng bằng nhôm trước khi thực hiện chùi rửa.

Cách chùi rửa lò nướng an toàn bằng chất tẩy rửa tự chế
Bạn có thể chùi rửa lò nướng an toàn bằng chất tẩy rửa “tự chế” tại nhà với nguyên liệu sẵn có. Ảnh: Stock.

Như vậy, KPTCHEM vừa cùng bạn tìm hiểu sơ lược về những hóa chất được sử dụng trong sản xuất chất tẩy rửa lò nướng chuyên dụng. Mặc dù những sản phẩm thương mại này mang đến hiệu quả cao trong việc loại bỏ dầu mỡ, cặn thực phẩm và bụi bẩn. Tuy nhiên, tính chất độc hại của các hóa chất kể trên có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe của chính bạn và người thân. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng chúng khi không thật sự cần thiết và thay thế bằng những phương pháp an toàn khi có thể.

Bài viết cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm

Xem nhiều

Những việc đơn giản bạn có thể làm để giúp bảo vệ đại dương

Những việc đơn giản bạn có thể làm để giúp bảo vệ đại dương

Bảo vệ biển và đại dương là việc làm không của riêng ai. Hãy bắt đầu từ những cách đơn giản nhất mà mỗi người đều có thể làm.

Giải pháp XANH

Khí thải NOx là gì? Tác hại và các biện pháp xử lý khí thải NOx hiện nay

Khí thải NOx là gì? Tác hại và các biện pháp xử lý khí thải NOx hiện nay

Khí thải NOx là tên gọi của nhóm khí độc gồm NO và NO2 gây ô nhiễm môi trường không khí, gây ra hiệu ứng nhà kính và mưa axit....

Chất thải, khí thải & nước thải

Tìm hiểu về Axit Sunfuric (H2SO4) và ứng dụng của hóa chất này

Tìm hiểu về Axit Sunfuric (H2SO4) và ứng dụng của hóa chất này

Axit sunfuric (H2SO4) được biết đến là một trong những hóa chất nguy hiểm nhưng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hiện nay. Để biết thêm về...

Hóa chất ứng dụng

H2S là gì? Những tác hại của Hydro Sunfua với con người?

H2S là gì? Những tác hại của Hydro Sunfua với con người?

H2S là một khí axit yếu, đọc theo nhiều tên khác nhau hydro sunfua hay axit sunfuhidric, không màu, có mùi trứng thối và nặng hơn không khí.

Hóa chất ứng dụng

Tìm hiểu về khí Clo: Nguồn gốc, tính chất và ứng dụng thực tiễn

Tìm hiểu về khí Clo: Nguồn gốc, tính chất và ứng dụng thực tiễn

Clo (Chlorine) có công thức hóa học là Cl và công thức phân tử là Cl2, nguyên tử khối là 35.453u. Hôm nay, KPTCHEM sẽ cùng bạn tìm hiểu chi...

Hóa chất ứng dụng

VOC là gì? Nguồn gốc và phân loại VOCs

VOC là gì? Nguồn gốc và phân loại VOCs

VOC (hay VOCs) là thuật ngữ chung của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, một trong những yếu tố làm suy giảm chất lượng không khí trong nhà...

Khám phá

Khí thải SOx là gì? Tác hại và ứng dụng của SOx trong đời sống

Khí thải SOx là gì? Tác hại và ứng dụng của SOx trong đời sống

Khí SOx là tập hợp những loại khí thải độc hại - thành phần quan trọng gây ô nhiễm môi trường, tạo ra chất gây ô nhiễm, mưa axit và...

Chất thải, khí thải & nước thải

Kiểm soát khí thải từ nhà máy nhiệt điện

Kiểm soát khí thải từ nhà máy nhiệt điện

Trong khói thải phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện chứa nhiều thành phần độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe con người. Do...

Chất thải, khí thải & nước thải

SNCR là gì? SCR là gì? Phương pháp nào tốt hơn để giảm NOx?

SNCR là gì? SCR là gì? Phương pháp nào tốt hơn để giảm NOx?

SNCR và SCR là hai trong số những phương pháp xử lý khí thải NOx hiệu quả nhất hiện nay. Trong bài viết này, KPTCHEM sẽ cùng bạn tìm hiểu...

Khám phá

Chất lượng không khí trong nhà là gì? Nguyên nhân khiến IAQ kém?

Chất lượng không khí trong nhà là gì? Nguyên nhân khiến IAQ kém?

Chất lượng không khí trong nhà (IAQ) là chất lượng không khí bên trong các công trình, khu vực sống và làm việc của chúng ta, đóng vai trò quan...

Khám phá

Công nghệ CCUS - “Chìa khóa” quan trọng trong giảm phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu

Công nghệ CCUS - “Chìa khóa” quan trọng trong giảm phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu

Hiện tại, các công nghệ Thu hồi, Sử dụng và Lưu trữ Carbon (CCUS) đang tạo nên xu hướng mới trong xử lý CO2, xung quanh các nguồn ô nhiễm...

Chất thải, khí thải & nước thải

Hướng dẫn sử dụng nước thông cống cực mạnh tại nhà an toàn, đường cống thông thoáng nhanh chóng

Hướng dẫn sử dụng nước thông cống cực mạnh tại nhà an toàn, đường cống thông thoáng nhanh chóng

Sử dụng nước thông cống chuyên dụng là giải pháp thông tắc cống nhanh chóng tức thời. Dù vậy, để việc thông tắc đạt hiệu quả như mong đợi, và...

Mẹo vặt - Thủ thuật

Online Support
0908 901 955
0909 576 800