Hãy quay lại thời điểm chúng ta còn nhỏ. Cha mẹ, giáo viên và những người lớn tuổi đã dạy tôi những điều cơ bản về vệ sinh như: rửa tay, giặt quần áo, tắm gội thường xuyên,... với hai yếu tố cốt lõi để thực hiện những điều kể trên là nước và xà phòng. Tôi đã được hướng dẫn rất nhiều về các loại xà phòng và công dụng của chúng, nhưng lại rất ít người chia sẻ về loại nước mà tôi đang sử dụng.
Nước cứng và nước mềm có hiệu quả khác nhau rất nhiều - điều mà đến những năm học phổ thông tôi mới nhận ra. Và đến lớp 12, tôi biết rằng không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng vải.
Nước cứng là gì?
Vậy, làm sao để biết bạn đang dùng loại “nước” nào? Có một vài cách nhận biết cơ sau đây:
-
Nước cứng là nước có chứa hàm lượng khoáng chất cao dưới dạng ion. Trong đó, các ion phổ biến nhất được tìm thấy trong nước cứng là các cation kim loại canxi (Ca2+) và magiê (Mg2+); sắt, nhôm và mangan ít phổ biến hơn. Có hai loại nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu. Với
-
Nước mềm là nước không chứa hoặc chứa ít các cation nói trên.
Độ cứng của nước được đánh giá qua tổng nồng độ của Ca2+ và Mg2+ như sau:
Độ cứng của nước |
Tổng nồng độ Ca2+ và Mg2+ (mg/l) |
Mềm |
0-60 |
Vừa phải |
61-120 |
Cứng |
121-180 |
Rất cứng |
>180 |
Cách nhận biết dễ nhất là khi nếm hoặc uống, nước cứng có vị kim loại, khô; sau khi tắm bạn có thể cảm giác da và tóc bị khô do lớp màng khoáng chất để lại; xuất hiện lớp cặn hay mảng trắng đọng lại dưới đáy chảo, xoong, nồi; nếu dùng làm đá sẽ thấy đá có màu đục và tan nhanh;...
Mặc dù một số người có thể thấy khó chịu khi uống nước cứng, nhưng nó lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn so với nước mềm. Các nghiên cứu về tác động của nước cứng và nước mềm đối với sức khỏe đã chỉ ra rằng những người uống nhiều nước mềm có tỷ lệ mắc bệnh tim cao hơn nhiều, cũng như huyết áp và mức cholesterol cao hơn, và nhịp tim nhanh hơn những người chủ yếu uống nước cứng. Hơn nữa, nước mềm ăn mòn đường ống, có thể khiến các chất độc hại như chì xâm nhập vào nước uống. Theo Andrea Kubisch, Courtney Korff (UCD).
Nước cứng ảnh hưởng đến xà phòng như thế nào?
Trước tiên, chúng ta đều biết rằng xà phòng được tạo ra bằng phản ứng hóa học gọi là “xà phòng hóa” của chất béo và kiềm. Các chất kiềm được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất xà phòng là NaOH (natri hydroxit, xút ăn da) và KOH (kali hydroxit).
Phân tử xà phòng có hai phần: một phần háu nước (hydrophilic) và phần còn lại kỵ nước (hydrophobic). Khi sử dụng xà phòng và nước, phần hydrophilic sẽ hòa tan vào nước, trong khi phần hydrophobic sẽ bám vào vết bẩn và phân hủy thành những giọt nhỏ có thể hòa tan vào nước. Khi bạn rửa sạch lại bằng nước, vết bẩn sẽ được rửa trôi.
Nhưng, hiệu quả của xà phòng sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn đang sử dụng nước cứng theo nhiều cách. Cụ thể,
-
Làm giảm khả năng làm sạch: Xà phòng mất hoặc khó tạo bọt hơn do các khoáng chất trong nước cứng phản ứng với các khoáng chất trong xà phòng tạo thành các chất kết tủa gọi là “cặn”. Cặn dính bám vào quần áo đang giặt và cản trở khả năng giặt sạch của xà phòng.
-
Gây lãng phí: Để quá trình giặt rửa hiệu quả hơn, bắt buộc bạn phải dùng nhiều xà phòng hơn gấp nhiều lần mới có thể đánh bay được vết bẩn khỏi cơ thể hoặc áo quần, bát đĩa.
-
Tạo ra nhiều cặn xà phòng trong phòng tắm, gây ra nhiều vấn đề như làm hoen ố gương, bồn tắm, bồn cầu, làm vải và áo quần xỉn màu, hình thành cáu cặn tích tụ trong ống nước,…
Như vậy, qua bài viết này bạn đã biết vì sao không nên sử dụng xà phòng với nước cứng khi giặt rửa. Nếu có vấn đề cần giải đáp, đừng ngại gửi câu hỏi cho chúng tôi ngay nhé!
Bài viết cùng chuyên mục