Ngày nay, các khí công nghiệp được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, phổ biến nhất là khí Nitơ (N2) và Oxy (O2). Tùy theo nhu cầu mà các loại khí sẽ có những tiêu chí đánh giá khác nhau, trong đó độ tinh khiết và chất lượng là hai yếu tố quan trọng được quan tâm khi các công ty mua (hay tự sản xuất) loại khí này.
Mặc dù vậy, nhiều người vẫn nhầm tưởng cả hai yếu tố kể trên là một. Song, thực tế chúng không phải như thế. Vậy, sự khác biệt là gì? Là một nhà cung cấp khí có độ tinh khiết cao lâu năm tại thị trường Việt Nam và quốc tế, KPTCHEM xin có những chia sẻ cụ thể để bạn hiểu rõ hơn.
Độ tinh khiết của khí công nghiệp là gì?
Chúng ta đều biết: “Tinh khiết là không có tạp chất trong một chất”, tạp chất có thể định nghĩa là vật liệu hoặc chất trong sản phẩm hoàn thiện, khác với thành phần hóa học của vật liệu hoặc hợp chất được yêu cầu. Vậy nên có thể hiểu rằng độ tinh khiết tối thiểu của khí đề cập đến các tạp chất được chỉ định đặc trưng cho khí tinh khiết, các giới hạn cụ thể cho các tạp chất không được vượt quá.
Dù vậy, không phải lúc nào khí công nghiệp có độ tinh khiết cao nhất cũng là khí “tốt nhất”. Ví dụ, khí N2 có độ tinh khiết 99,999% không nhất thiết tốt hơn khí N2 có độ tinh khiết 95%, nó chỉ đơn giản là có nồng độ nitơ cao hơn so với các khí vết (chủ yếu là oxy).
Bên cạnh đó, giá thành của chúng cũng có sự khác biệt nên việc lựa chọn khí có độ tinh khiết phải phù hợp tùy theo ứng dụng mà khí đó được sử dụng. Chẳng hạn, các quy trình liên quan đến nung nóng kim loại (như cắt laser, tôi luyện,…) cần sử dụng khí nitơ có độ tinh khiết cao để ngăn ngừa quá trình oxy hóa ở nhiệt độ cao, hay N2O tinh khiết cao được sử dụng trong lĩnh vực y tế và phẫu thuật,... Ngược lại, hầu hết các ứng dụng mạ kim loại chỉ cần dùng khí nitơ 95-98% là đã đủ cho mục tiêu tránh cháy nổ, sử dụng khí tinh khiết cao hơn không tạo ra thêm lợi ích nào mà còn gây lãng phí.
Chất lượng khí công nghiệp là gì?
Chất lượng khí công nghiệp đề cập đến sự hiện diện của các chất gây ô nhiễm. Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 8573-1, các chất gây ô nhiễm này được chia thành ba loại chính: bụi, nước và dầu.
Chất lượng khí kém là vấn đề đối với mọi ngành công nghiệp, vì ô nhiễm và ăn mòn có thể ảnh hưởng đến hệ thống sản xuất và sản phẩm cuối cùng. Trong đó, một số ngành công nghiệp có các yêu cầu cụ thể, nghiêm ngặt hơn như dược phẩm, thực phẩm và đồ uống.
Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng khí có thể có độ tinh khiết cao nhưng không nhất thiết phải có chất lượng cao. Độ tinh khiết của khí được cố định do quy trình sản xuất, nhưng chất lượng khí có thể được kiểm soát nhiều hơn. Đó là một trong những lý do vì sao khí mua có nhiều loại khác nhau, loại dùng cho thực phẩm, dược phẩm, và các loại khác,… tùy theo nhu cầu sản xuất.
Tại sao nói việc hiểu rõ nhu cầu về khí công nghiệp là quan trọng?
Không có lý do gì để sử dụng khí có chất lượng tuyệt đối nếu mạng lưới phân phối khí bị ô nhiễm. Hay không có lý do gì để đưa khí nitơ tinh khiết 99,999% vào hộp đựng thực phẩm nếu vật liệu đóng gói không thể giữ được mức độ tinh khiết đó.
Mục tiêu không phải chỉ là sử dụng khí có độ tinh khiết nhất hay chất lượng cao nhất, mà “chìa khóa” quan trọng là yêu cầu của ứng dụng để lựa chọn khí phù hợp nhất cho từng mắt xích trong hệ thống. Sự kết hợp tối ưu giữa độ tinh khiết và chất lượng khí sẽ giúp đáp ứng tốt các yêu cầu sản xuất với hiệu quả chi phí tối đa.
Cuối cùng, nếu bạn cần tìm hiểu thêm về các khí có độ tinh khiết cao hoặc các vấn đề kỹ thuật liên quan, đừng ngại Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí 24/7.
Bài viết cùng chuyên mục