Làm cách nào để diệt kiến trong cống nhà bếp?

Kiến là một trong những loài gây hại trong nhà phổ biến nhất, sự xuất hiện của chúng cũng mang đến nhiều phiền toái. Thậm chí, một số loài kiến còn đốt rất đau và để lại sẹo. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách diệt kiến trong nhà hiệu quả.

Làm cách nào để diệt kiến trong cống nhà bếp?

Một ngày nọ, khi bước vào bếp để chuẩn bị bữa sáng và bạn được chào đón bởi những chú kiến chui lên từ chậu rửa hay xung quanh bếp. Đây có thể là điều khó chịu nhất xảy ra vào sáng sớm và khiến tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ.

Thực ra, kiến vào nhà bếp của bạn để tìm nước hoặc vụn thức ăn, nhiệm vụ của chúng là phải sống sót và mang lương thực về tổ. Ngoài nhà bếp thì phòng tắm cũng là nơi lý tưởng để kiến lui tới. Chúng có thể đến từ bên ngoài tổ hoặc có khả năng chúng sống ở những nơi khó tiếp cận như trong các vết nứt hoặc kẽ hở nhỏ trên tường, cống thoát nước,... 

Một số cách diệt kiến trong nhà hiệu quả bạn nên biết

Sự xuất hiện của loài côn trùng nhỏ bé này có thể khiến bất kỳ ai cảm thấy bực bội và gây ra nhiều phiền toái. Chúng cũng có thể mang theo mầm bệnh và khiến thức ăn bị nhiễm khuẩn khi chúng bò lên, hay thậm chí một số loài như kiến lửa cắn rất đau. May mắn thay, chúng ta có nhiều cách diệt kiến trong nhà hiệu quả, ngay cả khi chúng đang ẩn nấp trong cống thoát nước.

Thuốc diệt kiến

Sử dụng những sản phẩm chuyên dụng luôn mang đến hiệu quả cao, và thuốc diệt kiến cũng vậy. Bạn có thể diệt kiến tận gốc mà lại dễ dàng mua ở các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, hay trên các sàn thương mại điện tử.

Tuy vậy, phần lớn những sản phẩm này đều có thành phần là hóa chất (có thể rất độc) nên khi sử dụng bạn cần lưu ý:

  • Đậy kín hoặc di chuyển thực phẩm khỏi nhà bếp trước và sau khi xịt thuốc 30 phút.
  • Mang khẩu trang, mắt kính. Đồng thời giữ mọi người tránh xa khu vực phun xịt trong ít nhất 30 phút.
  • Rửa lại một lượt các dụng cụ làm bếp sau khi xịt thuốc.

Ngoài ra, bạn cũng không nên lạm dụng những sản phẩm này vì những hóa chất độc hại có thể gây ô nhiễm nước và có thể lẫn vào không khí rất lâu.

Những nguyên liệu tự nhiên có thể diệt kiến ẩn nấp trong cống

Dùng thuốc có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm cho bạn và môi trường. Vì vậy, nếu hiểu được vì sao kiến xuất hiện bạn có thể diệt chúng dễ dàng. Trước tiên, sở dĩ kiến thích cư trú dưới cống là vì vụn thức ăn và chất béo tích tụ trong đường ống. Đừng lo lắng, một số thứ đơn giản sẽ diệt được kiến.

  • Nước nóng: Không cần bất cứ nguyên liệu nào, hãy xả nước nóng từ vòi rửa của bạn. Nước thải thông thường sẽ khó giết chúng, nhưng nước nóng có thể giải quyết chúng hiệu quả. Tuy nhiên, cách này có thể sẽ khiến hóa đơn tiền nước của bạn tăng lên đáng kể.
  • Giấm và baking soda: Hỗn hợp này thường được dùng để xử lý sự cố ống nước bị tắc do rác, tóc và vụn thức ăn tích tụ lâu ngày. Phản ứng sủi bọt được tạo ra khi baking soda tiếp xúc với giấm cũng sẽ tiêu diệt bất kỳ con kiến nào đang lẩn trốn trong cống của bạn.
  • Nước rửa chén: Pha loãng dung dịch rửa chén với nước và cho vào bình xịt nhỏ. Hãy phun hỗn hợp này vào bất kỳ đường đi nào của kiến trong bếp để giết chúng.

Làm thế nào để ngăn kiến không vào nhà bếp?

Theo Wikipedia, loài kiến đã tồn tại trên Trái đất từ kỷ Creta, cách đây khoảng 110-130 triệu năm trước nên bạn đừng cố tìm cách diệt kiến vĩnh viễn. Mặc dù bạn có thể giết chết những con kiến mà bạn trông thấy, nhưng thực tế bạn không thể diệt tận gốc cả tổ của chúng. Nguồn thức ăn của kiến rất phong phú nên chỉ trong thời gian ngắn bạn sẽ lại thấy kiến bò quanh căn bếp của bạn. Cách tốt nhất để ngăn chúng “tấn công” trở lại là hãy giữ cho căn bếp của bạn sạch sẽ.

Thông thường, ban đầu chỉ một vài con kiến “trinh sát” xuất hiện trong bếp, điều đó có thể khiến bạn chủ quan. Song, bạn nên xem đây là lời cảnh báo và nên loại bỏ hoặc đóng gói bất kỳ nguồn thức ăn nào thu hút kiến, bao gồm: ngũ cốc, gạo, đặc biệt là những loại thực phẩm có vị ngọt và nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, xi-rô, nước trái cây,… Đảm bảo tất cả phải được đặt trong hộp đựng và được đóng chặt nắp.

Ngoài ra, hãy thu gom sạch phần vụn thực phẩm trên bề mặt bếp và quanh miệng cống. Đậy kín thùng rác và thường xuyên đổ rác để tránh kiến lui tới tìm thức ăn.

Bài viết cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm

Xem nhiều

Những việc đơn giản bạn có thể làm để giúp bảo vệ đại dương

Những việc đơn giản bạn có thể làm để giúp bảo vệ đại dương

Bảo vệ biển và đại dương là việc làm không của riêng ai. Hãy bắt đầu từ những cách đơn giản nhất mà mỗi người đều có thể làm.

Giải pháp XANH

Khí thải NOx là gì? Tác hại và các biện pháp xử lý khí thải NOx hiện nay

Khí thải NOx là gì? Tác hại và các biện pháp xử lý khí thải NOx hiện nay

Khí thải NOx là tên gọi của nhóm khí độc gồm NO và NO2 gây ô nhiễm môi trường không khí, gây ra hiệu ứng nhà kính và mưa axit....

Chất thải, khí thải & nước thải

Tìm hiểu về Axit Sunfuric (H2SO4) và ứng dụng của hóa chất này

Tìm hiểu về Axit Sunfuric (H2SO4) và ứng dụng của hóa chất này

Axit sunfuric (H2SO4) được biết đến là một trong những hóa chất nguy hiểm nhưng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hiện nay. Để biết thêm về...

Hóa chất ứng dụng

H2S là gì? Những tác hại của Hydro Sunfua với con người?

H2S là gì? Những tác hại của Hydro Sunfua với con người?

H2S là một khí axit yếu, đọc theo nhiều tên khác nhau hydro sunfua hay axit sunfuhidric, không màu, có mùi trứng thối và nặng hơn không khí.

Hóa chất ứng dụng

Tìm hiểu về khí Clo: Nguồn gốc, tính chất và ứng dụng thực tiễn

Tìm hiểu về khí Clo: Nguồn gốc, tính chất và ứng dụng thực tiễn

Clo (Chlorine) có công thức hóa học là Cl và công thức phân tử là Cl2, nguyên tử khối là 35.453u. Hôm nay, KPTCHEM sẽ cùng bạn tìm hiểu chi...

Hóa chất ứng dụng

VOC là gì? Nguồn gốc và phân loại VOCs

VOC là gì? Nguồn gốc và phân loại VOCs

VOC (hay VOCs) là thuật ngữ chung của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, một trong những yếu tố làm suy giảm chất lượng không khí trong nhà...

Khám phá

Khí thải SOx là gì? Tác hại và ứng dụng của SOx trong đời sống

Khí thải SOx là gì? Tác hại và ứng dụng của SOx trong đời sống

Khí SOx là tập hợp những loại khí thải độc hại - thành phần quan trọng gây ô nhiễm môi trường, tạo ra chất gây ô nhiễm, mưa axit và...

Chất thải, khí thải & nước thải

Kiểm soát khí thải từ nhà máy nhiệt điện

Kiểm soát khí thải từ nhà máy nhiệt điện

Trong khói thải phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện chứa nhiều thành phần độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe con người. Do...

Chất thải, khí thải & nước thải

SNCR là gì? SCR là gì? Phương pháp nào tốt hơn để giảm NOx?

SNCR là gì? SCR là gì? Phương pháp nào tốt hơn để giảm NOx?

SNCR và SCR là hai trong số những phương pháp xử lý khí thải NOx hiệu quả nhất hiện nay. Trong bài viết này, KPTCHEM sẽ cùng bạn tìm hiểu...

Khám phá

Chất lượng không khí trong nhà là gì? Nguyên nhân khiến IAQ kém?

Chất lượng không khí trong nhà là gì? Nguyên nhân khiến IAQ kém?

Chất lượng không khí trong nhà (IAQ) là chất lượng không khí bên trong các công trình, khu vực sống và làm việc của chúng ta, đóng vai trò quan...

Khám phá

Công nghệ CCUS - “Chìa khóa” quan trọng trong giảm phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu

Công nghệ CCUS - “Chìa khóa” quan trọng trong giảm phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu

Hiện tại, các công nghệ Thu hồi, Sử dụng và Lưu trữ Carbon (CCUS) đang tạo nên xu hướng mới trong xử lý CO2, xung quanh các nguồn ô nhiễm...

Chất thải, khí thải & nước thải

Hướng dẫn sử dụng nước thông cống cực mạnh tại nhà an toàn, đường cống thông thoáng nhanh chóng

Hướng dẫn sử dụng nước thông cống cực mạnh tại nhà an toàn, đường cống thông thoáng nhanh chóng

Sử dụng nước thông cống chuyên dụng là giải pháp thông tắc cống nhanh chóng tức thời. Dù vậy, để việc thông tắc đạt hiệu quả như mong đợi, và...

Mẹo vặt - Thủ thuật

Online Support
0908 901 955
0909 576 800